Theo: “Tổng kết xuất khẩu nông sản nước ta trước WTO”-Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

14 Theo: “Tổng kết xuất khẩu nông sản nước ta trước WTO”-Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

13 Theo: http://vietbao.vn/Kinh-te/Xuat-khau-nong-san-nam-2005-Nhung-ky-luc/40116009/87/.

1.2.1.1. Các quy định xuất khẩu nông sản trong WTO

Những quy định về xuất khẩu hàng nông sản trong WTO được quy định cụ thể trong hiệp định Nông nghiệp (AoA). Hiệp định Nông nghiệp của WTO có mục tiêu cải cách thương mại trong lĩnh vực này và củng cố vai trò của thị trường là yếu tố định hướng cho việc thực thi chính sách. Các quy định tập trung về bốn vấn đề sau: tiếp cận thị trường, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước và các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn. Các quy định được áp dụng đối với các nước không giống nhau. Các nước thành viên kém phát triển được ưu đãi đặc biệt thông qua lịch trình thực hiện cắt giảm thuế quan và trợ cấp kéo dài. Còn đối với các nước phát triển và đang phát triển, Hiệp định Nông nghiệp có quy định riêng.

* Về tiếp cận thị trường:

Các quy định về tiếp cận thị trường bao gồm các cam kết về thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế. WTO yêu cầu tất cả các thành viên phải thuế hóa các biện pháp phi thuế quan thành các biện pháp thuế quan. Do một số nước khi thuế hóa các biện pháp phi thuế quan sẽ tào ra mức thuế quan rất cao ảnh hưởng đến cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, nên tại vòng đàm phán Urugoay, WTO đã ban hành biện pháp hạn ngạch thuế quan (TQR). TQR chỉ được phép áp dụng cho những sản phẩm đã thuế hóa và phải thông qua đàm phán.

* Về trợ cấp xuất khẩu:

Trợ cấp xuất khẩu là bất kỳ sự hỗ trợ nào gắn với tiêu chí xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là hình thức hỗ trợ có tính bóp méo nhiều nhất. Vì vậy, về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm trợ cấp xuất khẩu, trừ phi chúng được nêu rõ trong cam kết của các nước thành viên. Nếu nước nào có trợ cấp xuất khẩu thì phải cam kết giảm cả về mức trợ cấp và khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Tại hội nghị Bộ trưởng Thương mại ở Hồng Công năm 2005, trong khuôn

khổ vòng đàm phán Đôha, các thành viên WTO mới đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2013.

Theo quy định của WTO, trợ cấp có 6 hình thức, bao gồm: + Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu;

+ Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn; + Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại;

+ Trợ cấp nông sản dựa theo tỉ lệ xuất khẩu;

+ Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển;

+ Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa.

Trong giai đoạn thực hiện, các nước đang phát triển được phép áp dụng 2 loại trợ cấp cuối cùng.

* Về hỗ trợ sản xuất trong nước:

Hỗ trợ sản xuất trong nước là các khoản hỗ trợ chung cho nông nghiệp, cho sản phẩm hoặc vùng cụ thể, không nhất thiết là phải xuất khẩu. AoA phân loại các hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp thành những nhóm khác nhau căn cứ trên mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông nghiệp, bao gồm:

_ Các biện pháp “hộp xanh lá cây” (green box) ảnh hưởng tới thương mại ít nhất nên được WTO cho phép áp dụng. Các biện pháp này bao gồm những dịch vụ được nhà nước đảm bảo nghiên cứu, y tế công cộng, cơ sở hạ tầng và an nhinh lương thực. Các biện pháp này cũng bao gồm những khoản bồi thường được rót trực tiếp cho nông dân nhưng không nhằm mục đích khuyến khích sản xuất, ví dụ như một số hình thức hỗ trợ thu nhập, trợ cấp

cho việc cơ cấu sản xuất nông nghiệp và những khoản chi trả trực tiếp trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển vùng.

_ Các biện pháp “hộp xanh lơ” (blue box): các chính sách hộp xanh lơ là các khoản chi trả trực tiếp cho nông dân trong chương trình hàn chế sản xuất, được tính dựa trên: diện tích sản xuất, đầu gia súc, và sản lượng nông nghiệp. Đây là những chính sách mà các nước phát triển thường áp dụng cho để hỗ trợ cho nông dân. Các chính sách thuộc biện pháp “hộp xanh lơ” cũng được WTO cho phép áp dụng.

_ Chương trình phát triển: là các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất. Đây là các chính sách mà các nước đang phát triển được phép áp dụng mà không phải cắt giảm gì cả. Đây là điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.

_ Các biện pháp “hộp vàng” (amber box) gồm trợ giá trực tiếp; các thanh toán trực tiếp không phải là ngoại lệ; những biện pháp có ảnh hưởng thương mại trong nông nghiệp và yêu cầu phải cắt giảm nếu như các hỗ trợ này vượt quá một mức nào đó (gọi là mức tối thiểu – de minimis). Mức tối thiểu dành cho các nước đang phát triển là 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ

* Về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và sức khỏe:

Hiệp định về biện pháp kiểm dịch vệ sinh dịch tễ (Sanitary and Phytosanitary Measures - SPS) của WTO xác định các nguyên tắc và quy định về vệ sinh cũng như tiêu chuẩn, sản xuất khác đối với nông sản xuất khẩu. WTO cho phép một nước có thể duy trì biện pháp SPS có mức bảo hộ cao hơn mức độ bảo hộ của các tiêu chuẩn quốc tế và phải đưa ra bằng chứng khoa học nếu nước đó cho rằng mức độ bảo hộ cao hơn đó là phù hợp. Mức độ bảo hộ phù hợp là phải dựa trên việc đánh giá rủi ro trong hoàn

cảnh nhất định, những bằng chứng về khoa học rõ ràng, các phương pháp và quy trình sản xuất, sự hoành hành của sâu bệnh và dịch bệnh.

Những quy định của WTO về thương mại hàng nông sản đặt cơ sở cho việc xây dựng chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Trong bốn vấn đề nêu trên, vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn hóa các sản phẩm nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế đang là vấn đề đặt ra cho chính sách xuất khẩu nông sản.

1.2.1.2. Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi sau khi gia nhập WTO

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân theo quy định chung của WTO về xuất khẩu nông sản, cụ thể Việt Nam đã thực hiện các quy định này như sau:

* Về tiếp cận thị trường

+ Cam kết thuế: Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức trước khi gia nhập WTO là 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng 5-7 năm kể từ năm bắt đầu gia nhập. Giảm 10,6% mức thuế MFN hiện hành (nếu tính ngoài hạn ngạch) và 20% mức thuế trong hạn ngạch16 Những mặt hàng phải giảm mạnh chủ yếu là những mặt hàng nông sản chế biến. Ví dụ: thuế MFN tại thời điểm trước khi gia nhập là 29,3% thì tại thời điểm gia nhập là 29,1%, còn thuế suất cam kết cuối cùng là 18,1% và thời hạn cắt giảm là 5 năm kể từ thời điểm gia nhập. Thịt bò giảm từ 20% xuống còn 14% sau 5 năm

+ Biện pháp phi thuế: Tất cả các hàng rào phi thuế phải loại bỏ, trừ hạn ngạch thuế quan áp dụng cho 4 nhóm sản phẩm là đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Việc quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)