Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)

1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam

1.1.Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO

1.1.1. Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đang áp dụng các chính sách về xuất khẩu nông sản sau: các biện pháp về hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu và về hỗ trợ xuất khẩu nông sản.

* Nhóm chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản

_ Hỗ trợ trực tiếp cho người xuât khẩu nông sản

+ Trợ giá xuất khẩu nông sản:

Nhà nước đã thực hiện trợ giá xuất khẩu cho một số nông sản như gạo, dứa, cà phê,…Theo Chính sách này, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ gạo tạm trữ cho xuất khẩu gạo sẽ được Bộ Tài Chính hỗ trợ phần lỗ nếu mua tạm trữ xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo với giá mua thực tế, nếu các doanh nghiệp thực sự còn bị lỗ thì được bù lỗ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê được Chính phủ trợ giá xuất khẩu trực tiếp thông qua bù lỗ cho những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này theo Quyết định số 933/QĐ- TTg ngày 28-1-1999, Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 8-6-2000. Doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu năm 2000 cũng được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng trong 9 tháng năm 2000.

+ Thưởng xuất khẩu:

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đang áp dụng quy chế xét thưởng xuất khẩu và hai quyết định bổ sung cho quy chế này là 116/2003/QĐ-BTM

và 02/2002/QĐ-BTM. Quy chế xét thưởng xuất khẩu do Bộ Thương mại ban hành nhằm quản lý sử dụng Quỹ thưởng xuất khẩu (được thành lập theo Quyết định 764/1998/QĐ-TTg ngày 24-8-1998) để khen thưởng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đạt hiệu quả cao trong xuất khẩu.

Theo quy chế xét thưởng xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xét khen thưởng xuất khẩu nếu đạt một trong các tiêu chuẩn: 1) Xuất khẩu mặt hàng mới; 2) Xuất khẩu ở thị trường mới; 3) Xuất khẩu hàng có chất lượng cao; 4) Xuất khẩu hàng tiêu dùng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước; 5) Đạt kim ngạch xuất khẩu ngoài hạn ngạch cao.

Chính sách trợ giá xuất khẩu giúp doanh nghiệp xuất khẩu bớt thua thiệt do giá xuất khẩu giảm, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tiếp tục kinh doanh trong điều kiện kém thuận lợi. Còn chính sách thưởng xuất khẩu theo kim ngạch xuất khẩu đã góp phần làm tăng lượng xuất khẩu của những mặt hàng đó. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng được bổ sung vào danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam.

_ Chính sách tín dụng xuất khẩu nông sản

Chính sách tín dụng xuất khẩu của Việt Nam áp dụng được quy định rõ trong Quyết định số 133/2001/NĐ – TTg ngày 10-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định: những doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp tài sản hình thành vốn vay để vay vốn. Không những được vay vốn đủ, kịp thời, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản còn được hưởng lãi suất ưu đãi, được giãn nợ và tiếp tục cho vay để thu mua nông sản. Chính sách tín dụng xuất khẩu nông sản đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân, góp phần hạn chế giảm giá mua nông sản trong thời vụ thu hoạch, góp phần hạn chế thua thiệt cho người sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu.

_ Chính sách bảo hiểm xuất khẩu nông sản

Đây là chính sách được áp dụng nhằm khuyến khích thành lập và tài trợ cho Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng do các hiệp hội ngành hàng thành lập, hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên trong hiệp hội, góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Quyết định này cũng quy định những lĩnh vực hỗ trợ cụ thể của Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.

Trong thực tế, chính sách này chưa thực sự phát huy hiệu quả vì các doanh nghiệp lúc bấy giờ chủ yếu mong chờ sự hỗ trợ của Nhà nước nên họ chưa thực sự quan tâm tới việc tham gia lập Quỹ.

_ Chính sách xúc tiến thương mại hàng nông sản xuất khẩu

Chính sách xúc tiến thương mại được quy định rõ trong các Quyết định số 15/2006/QĐ-BTM, số 21/2006/QĐ-BTM, số 30/2006/NĐ-BTM, số 39/2006/QĐ-BTM. Nội dung cơ bản của các chính sách này là hiệp hội ngành hàng được Chính phủ hỗ trợ kinh phí tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường xuất khẩu nông sản, nâng cấp mạng lưới thông tin, thu thập thông tin kinh doanh nông sản xuất khẩu, tổ chức hội chợ triển lãm, tuyên truyền quảng bá sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đào tạo cán bộ nghiệp vụ marketing, phát triển thương hiệu quốc gia, kỹ năng ứng dụng sàn giao dịch điện tử… Các hiệp hội được hỗ trợ xúc tiến thương mại gồm Hiệp hội cà phê – ca cao, chè, điều, cao su, hồ tiêu, trái cây, lương thực, Tổng công ty rau quả Việt Nam…

* Nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu

_ Chính sách trợ giá đầu ra cho người sản xuất:

Đây là chính sách nhằm hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của nền kinh tế, nếu gặp khó khăn do đổi mới

công nghệ và mới bắt đầu sản xuất thì được xét trợ giá, đảm bảo sản xuất không bị lỗ. Chính phủ đã duy trì các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để thay đổi giá nông sản thông qua các điều chỉnh về chính sách thương mại nội địa và chính sách xuất nhập khẩu nhằm duy trì mức giá thích hợp đối với sản xuất nông sản. Cụ thể là, từ năm 2000 đến nay, do giá nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước thu mua nông sản (gạo, cà phê, đường,…) tạm trữ để xuất khẩu theo giá sàn do Nhà nước quy định, duy trì giá sàn trong thời kỳ thu hoạch, đảm bảo thu nhập cho nông dân.

_ Chính sách trợ giá đầu vào cho người sản xuất:

+ Chính sách trợ giá giống: Từ năm 1997, sau Nghị định 07/CP (năm 1996), Nghị định số 14/CP (năm 1996), Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg (năm 1999), chính sách hỗ trợ giống nông sản, đặc biệt là giống nông sản xuất khẩu đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Nhà nước đã đầu tư khoảng 3000 tỷ đồng cho Chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp trong giai đoạn 2000-2005. Một trong những mục tiêu chính sách hỗ trợ giống này là không chỉ chọn tạo, nhập khẩu giống có năng suất cao, mà còn là tạo ra sự chuyển biến lớn về chất lượng nông sản xuất khẩu.

+ Chính sách trợ giá phân bón và thuốc trừ sâu: Nhà nước không trợ cấp cho hai đầu vào này. Tuy nhiên, Nhà nước đã có chính sách ổn định và giảm giá phân bón, thuốc trừ sâu thông qua áp dụng mức thuế nhập khẩu O%, hoàn thuế giá trị gia tăng cho phân bón và thuốc trừ sâu, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vốn vay ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp mua dự trữ.

_ Chương trình khoa học, công nghệ và chính sách khuyến nông phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu.

+ Chính sách khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu:

Nhà nước ta đã sớm nhận thức về tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, chính sách nghiên cứu khoa học, công nghệ cho thời kỳ 1998-2010 được nhấn mạnh rõ trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10-11-1998. Nghị quyết nhấn mạnh các lĩnh vực cần ưu tiên cho nông nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch, giống mới… Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện đề án “Chương trình công nghệ sinh học” và phối hợp các bộ, ngành và các tỉnh có liên quan xây dựng đề án về công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng gạo và cà phê.

+ Chính sách khuyến nông phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu:

Chính sách khuyến nông được Nhà nước xem là một giải pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất nông sản xuất khẩu. Theo Nghị quyết số 09/2000/NĐ-CP, Chính phủ chỉ rõ: tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến lâm đến tận cơ sở và hộ nông dân, nhằm giúp nông dân hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành nông sản.

1.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau 20 năm đổi mới từ năm 1986 đến 2006, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản. Từ chỗ Việt Nam hầu như không xuất khẩu nông sản cho tới năm 2006, Việt Nam đã trở thành xuất khẩu gạo và cà phê đứng thứ hai trên thế giới và cũng là nước đứng trong nhóm quốc gia hàng đầu về xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè…

Nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta đã đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, tăng từ 2 894,4 triệu USD năm 2000 tới 7 000 triệu USD năm 2006 (tốc độ tăng bình quân là 19,75%) (bảng 1)

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản

Năm Tổng kim ngạch XK (triệu USD) Kim ngạch XKNS (triệu USD) Tỷ lệ XKNS/KNXK (%) Tốc độ tăng XKNS (%) 2000 14 482,7 2 894,4 19,99 5,99 2001 15 027,0 2 628,0 17,49 -9,20 2002 16 705,8 2 428,0 14,53 7,61 2003 20 176,0 2 512,0 12,45 3,46 2004 26003,0 2 984,0 11,47 18,70 2005 32 233,0 5 800,0 18,0 94,36 2006 39 605,0 7 000 17,7 17,3 Nguồn: Tổng cục thống kê 2006

Trong giai đoạn hiện nay, khi giá trị xuất khẩu hàng hóa công nghiệp còn thấp thì việc không ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng nông sản có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản có xu hướng giảm từ 19,99% năm 2000 đến 17,7% năm 2006, nhưng về giá trị tuyệt đối thì giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 2 894,4 triệu USD năm 2000 đến 7000 triệu USD năm 2006.

Nhờ cải tiến trong sản xuất, năng suất các mặt hàng nông sản Việt Nam đều tăng, hầu hết các mặt hàng đều đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và có khả năng xuất khẩu. Trừ mặt hàng gạo, là loại lương thực thiết yếu, sản xuất tất cả các hàng nông sản chủ yếu đều hướng về xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu gạo chiếm khoảng 20% tổng sản xuất hàng năm, cà phê chiếm

khoảng 95%, chè chiếm 60%, cao su chiếm 85%, điều chiếm 90%, chè chiếm 60%, hạt tiêu 95% (13).

Trong giai đoạn năm 2001-2006, hầu hết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng. Trong đó, thủy sản là mặt hàng có tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 11000 triệu USD, tiếp đó là gạo (4429 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (3978 triệu USD), câ phê (2594 triệu USD) và cao su (2202 triệu USD). Gỗ và sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt hơn 47,1%, tiếp theo là cao su có tốc độ tăng trưởng đạt 36,5%, nhân điều (23,8%) và gạo (15,9%).(14) Nổi bật trong giai đoạn này là năm 2005, xuất khẩu nông sản của nước ta đã lập nhiều kỷ lục mới. Hầu hết, các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, hạt điều… đều tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản. Ví dụ, mặt hàng gạo sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,3 tỷ USD; xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 1,54 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2004; xuất khẩu hạt điều đạt 495 triệu USD, tăng 40% so với năm 2004 (đạt 400 triệu USD)(15).

Cùng với sự gia tăng về lượng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng nông sản ngày càng được mở rộng và thay đổi hướng. Cho đến năm 2006, hàng nông sản của nước ta đã có mặt khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam hiện nay là thị trường châu Á, tiếp đó là thị trường châu Âu và thị trường châu Mỹ.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)