- Đối tượng áp dụng của Hiệp định bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, trừ các yêu cầu đối với việc mua sắm sản phẩm do các cơ quan chính phủ đề ra và yêu cầu tiêu dùng của các cơ quan chính phủ, các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật.
- Tất cả các quốc gia thành viên WTO bị ràng buộc bởi Hiệp định TBT. Trong việc ban hành và áp dụng các văn bản quy chuẩn kỹ thuật, Hiệp định yêu cầu các thành viên phải bảo đảm không phân biệt đối xử đối với các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ bất cứ thành viên nào, không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế; không được tiếp tục duy trì, áp dụng nếu bối cảnh hay mục tiêu đề ra khi ban hành không còn tồn tại hoặc có thể áp dụng phương thức ít gây hạn chế thương mại hơn. Mặt khác Hiệp định cũng khuyến khích chứ không bắt buộc việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Đối tượng của hiệp định TBT chia thành ba nhóm cụ thể sau:
- Tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn.
Điều 2 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 đưa ra khái niệm tiêu chuẩn: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
- Quy chuẩn kỹ thuật: Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với các bên tham gia. Điều đó có nghĩa nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường.
Điều 2 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 đưa ra khái niệm quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường;
cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
- Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn, hợp quy. Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các thủ tục như: kiểm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn.
Điều 2 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006:
+ Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định;
+ Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;
+ Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.