Các Tổchức tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thực thi hàng rào kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 44 - 46)

rào kỹ thuật

Hiện nay có nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc ban hành, đánh giá các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn được sử dụng như là các dẫn chiếu về kỹ thuật mang tính tự nguyện hay bắt buộc đối với doanh nghiệp đồng thời có thể được dùng làm căn cứ cho các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các văn bản pháp quy kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật. Các Tổ chức quốc tế có liên quan đến tiêu chuẩn có thể là các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ tùy thuộc vào quy chế thành viên của các tổ chức đó, chủ yếu xây dựng tiêu chuẩn được sử dụng trong các văn bản pháp quy kỹ thuật, dưới đây là một số tổ chức điển hình.

a. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, trụ sở tại Geneva – Thụy Sỹ: Được thành lập từ năm 1947 với sự tham gia của các tổ chức tiêu chuẩn của các quốc gia. Hiện nay tổ chức này có 159 thành viên bao gồm cả chính thức, thông tấn và liên kết). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành được trên 12.500 tiêu chuẩn liên quan tới mọi lĩnh vực, sản phẩm và hệ thống, xây dựng ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 (nhưng không thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn).

b. Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC, trụ sở tại Geneva Thụy Sỹ: Được thành lập năm 1906. Số lượng thành viên đến nay là 57 thành viên chính thức và 22 thành viên liên kết. Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC đã ban hành khoảng hơn 11.000 tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện như điện tử, điện âm, viễn thông, sản xuất và phân phối năng lượng.

viên chuyên ngành và 144 thành viên liên kết. Liên minh viễn thông quốc tế - ITU đã ban hành một lượng lớn các văn bản khuyến nghị ITU thông thường đã được áp dụng trong thực tế vì chúng đảm bảo sự liên kết toàn cầu của các hệ thống mạng và làm cho các dịch vụ có thể được cung cấp trên phạm vi toàn cầu.

d. Tổ chức Đo lường pháp quyền Quốc tế - OILM, được thành lập từ năm 1955 với mục tiêu thúc đẩy việc hài hòa các thủ tục đo lường pháp quyền trên toàn cầu là một tổ chức liên chính phủ trong đó thành viên gồm các quốc gia và các thành viên thông tấn. Tổ chức này đã ban hành các khuyến nghị quốc tế về khả năng đo lường và các thử nghiệm phương tiện đo được sử dụng trong mua bán.

e. Ủy ban thực phẩm CODEX được thành lập bởi Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc FAO và Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhằm thúc đẩy sự phối hợp hoạt động về các lĩnh vực tiêu chuẩn thực phẩm do các tổ chức phi chính phủ và chính phủ quốc tế thực hiện và cũng nhằm để xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn đó. Hiện nay Ủy ban có hơn 160 quốc gia thành viên chiếm 95% dân số thế giới.

g. Công ước bảo vệ thực vật Quốc tế - IPPC: Đây là một Hiệp ước đa phương do Tổ chức Nông lương Thế giới FAO bảo trợ. Hiện nay có khoảng hơn 116 Chính phủ đã ký vào công ước này, có vai trò sống còn trong thương mại như là một nguồn tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp vệ sinh thực vật ảnh hưởng tới thương mại.

h. Cơ quan Thú y quốc tế - OIE: Đây là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 158 thành viên. Tổ chức này có trách nhiệm thông báo cho các Chính phủ về việc xuất hiện bệnh tật của động vật và phương pháp khống chế. Bên cạnh đó cơ quan này cũng hài hòa các quy định và tiêu chuẩn phục vụ thương mại đối với động vật sống và các sản phẩm từ động vật.

i. Mạng lưới dịch vụ tiêu chuẩn thế giới –WSSN: Đây là một mạng lưới cho phép kết nối với trang web của các tổ chức. Mục tiêu của dịch vụ này là đơn giản hóa việc liên kết thông tin về tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và quốc gia thông qua website. Đây cũng là một địa chỉ hữu ích bắt đầu công việc tìm kiếm các tổ chức tiêu chuẩn và thông tin về tiêu chuẩn.

* Tại Việt Nam hiện nay Trung tâm Chứng nhận phù hợp - QUACERT trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập với chức năng nhiệm vụ chính:

+ Chứng nhận các Hệ thống quản lý phù hợp chuẩn ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18000, ISO 22000, HACCP, GMP, ISO 27001, ISO/TS 29001…

+ Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài ( JIS, ASTM, GOST, GB…) tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN…) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,…);

+ Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thực hiện chứng nhận sản phẩm điện, điện tử theo chỉ định trong các thỏa thuận ASEAN EE MRA giữa các nước ASEAN;

+ Cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 44 - 46)