Mối quan hệ giữa Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 59 - 61)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.1.2. Mối quan hệ giữa Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam

chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam

Để thực thi các quy định của Hiệp định TBT cũng như hài hòa hóa các quy định về quy chuẩn và chất lượng sản phẩm, Việt Nam đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007dựa trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan và điều kiện thực tế. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.

Trước hết để thực thi các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO, các Hiệp định có liên quan nói chung và Hiệp định TBT nói riêng việc ban hành các Luật này nhằm những nội dung sau:

- Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT như không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại, hài hóa với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận

lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp … đã được đề cập trong Luật. Ngoài ra, nguyên tắc minh bạch hóa là một nguyên tắc quan trọng trong Hiệp định đã được thể hiện rất rõ và cụ thể trong các điều khoản của Luật liên quan đến việc xây dựng ban hành tiêu chuẩn và tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp.

- Về thuật ngữ tiêu chuẩn được định nghĩa trong Hiệp định TBT (tại phụ lục 1) có phạm vi rộng hơn so với quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Theo Hiệp định TBT, tiêu chuẩn không chỉ là những văn bản do cấp Bộ và địa phương như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định mà là những cấp có thẩm quyền đưa ra các quy định về hành chính mà mọi người phải tuân thủ. Chính vì vậy, để xem xét đầy đủ hệ thống quy định kỹ thuật của Việt Nam, ngoài các văn bản của cấp Bộ, địa phương thì cần phải xem xét các văn bản của các cấp khác như Quốc hội và Chính phủ.

- Trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chỉ điều chỉnh các quy trình đánh giá sự phù hợp như công bố sự phù hợp, công nhận sự phù hợp, công nhận và thừa nhận trong hoạt động tiêu chuẩn và lập quy kỹ thuật. Trong khi đó, Hiệp định TBT điều chỉnh tất cả các hình thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm: các quy trình lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm tra; đánh giá, kiểm định và bảo đảm sự phù hợp; đăng ký, công nhận và thông qua, phê duyệt cũng như sự kết hợp của các quy trình này.

- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Hiệp định TBT có sự thống nhất vì phạm vi điều chỉnh đều là sản phẩm, hàng hóa.

Trong quá trình xây dựng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các Luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thương mại và một số Luật, Pháp lệnh khác cũng đã được xem xét về đối

sinh trong quá trình áp dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra trong thực thi Hiệp định TBT với các Luật chuyên ngành của Việt Nam. Khi xây dựng và thực thi các điều khoản liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp thì căn cứ pháp luật phải tuân thủ trước hết là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật vì Luật này điều chỉnh trực tiếp đối với các đối tượng này. Những quy định có liên quan nêu trong các Luật chuyên ngành nếu có mâu thuẫn với quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật sẽ phải điểu chỉnh phù hợp với Luật này.

Trong quá trình chuyển đổi nhận thức từ khái niệm cũ sang khái niệm mới, đặc biệt là khái niệm quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc áp dụng) và khái niệm tiêu chuẩn (tự nguyện) cũng như các hoạt động chuyển đổi hệ thống

văn bản pháp quy, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành cũng cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Việc chuyển đổi nhận thức mặc dù đã có những tuyên truyền phổ biến và Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật song nhìn chung vẫn chưa có được cách hiểu thống nhất ngay trong các cơ quan quản lý các cấp, còn với các doanh nghiệp thì mức độ hạn chế hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 59 - 61)