Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến sức khỏe của con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 123 - 128)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

3.2.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến sức khỏe của con ngườ

khỏe của con người

- Để đối phó và ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, cơ quan Hải quan cần có những chiến thuật thích hợp:

- Thứ nhất: ngành Hải quan cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề gian lận thương mại gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Thực tế cho thấy cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong phân bổ nguồn lực để ngăn chặn hết hàng hóa độc hại do số lượng hàng nhập khẩu hàng ngày là rất lớn. Hải quan và các cơ quan hữu quan đang đóng vai trò quan trọng trong tạo thuận lợi cho

thương mại những vẫn phải đảm bảo mức độ kiểm soát thích hợp. Trong trường hợp hàng hóa bị phát hiện tiềm ẩn rủi ro cao đối với sức khỏe và sự an toàn của người dân thì cơ quan Hải quan và các cơ quan khác cần phối hợp nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn và đưa ra các cảnh báo về sản phẩm cho người tiêu dùng được biết. Có chiến thuật đúng đắn và tác nghiệp hợp lý sẽ giúp cơ quan Hải quan bắt giữ được nhiều hàng hóa kém chất lượng, hàng nhiễm bẩn, nhiễm độc và hàng nhái ;

- Thứ hai: Hải quan cần thiết lập và duy trì sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc trang bị kiến thức, thông tin cho cán bộ kiểm soát tại cửa khẩu. Ở nhiều nước, vùng lãnh thổ, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm ban hành các quy định về tiêu chuẩn chất lượng mà hàng hóa phải đáp ứng trước khi nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan quốc gia. Để hoàn thành vai trò là đơn vị tuyến đầu trong đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến an toàn sức khỏe cộng đồng, cán bộ Hải quan cần phải am hiểu và nắm rõ những tiêu chuẩn và tiêu chuẩn an toàn đối với những hàng hóa đang bị nghi ngờ. Những cán bộ Hải quan đó phải được quyền truy nhập vào các tài liệu, dữ liệu tham khảo thông qua các cơ quan có thẩm quyền cũng như được tập huấn, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Cũng liên quan đến việc phổ biến thông tin cho cán bộ Hải quan, các nội dung thông báo từ các cơ quan hữu quan cần phải nhanh chóng cập nhật cho những cán bộ đó. Việc trang bị kiến thức, thông tin về các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật hàng hóa, về những vụ việc trước đây hay xu hướng phạm tội hiện nay và tương lai thực sự hữu ích đối với cán bộ hải quan làm việc tại các cửa khẩu;

- Thứ ba: Hải quan cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tiến hành lấy mẫu chọn lọc. Một trong những cách dễ nhất để phát hiện gian lận có liên quan đến an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng đó là việc kiểm tra

được xuất trình. Việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở quản lý rủi ro. Theo chuẩn mực chuyển tiếp 3.35, Chương 3, Phụ lục Tổng quát của Công ước KYOTO sửa đổi thì việc kiểm tra những hàng hóa bị nghi ngờ có thể được tiến hành trong sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác. Ngoài ra, tùy thuộc vào hàng hóa được lựa chọn kiểm tra, Hải quan cần trang bị cho cán bộ kiểm hóa những biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết trong kiểm tra những mặt hàng có độ rủi ro cao. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cán bộ hải quan cửa khẩu phải không ngừng nâng cao nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn do những hàng hóa kém phẩm chất và hàng nhiễm độc mang lại. Các cán bộ quản lý cũng như những cán bộ thừa hành cần nghiên cứu những vụ việc trước đây, kể cả thủ đoạn, phương thức thực hiện và các dấu hiệu nhận biết rủi ro. Những phân tích sau các vụ bắt gữ sẽ giúp cán bộ Hải quan nhận diện đặc điểm của hệ thống xuất nhập khẩu có ẩn chứa các hành vi vi phạm, giúp họ có những hành động cần thiết để ngăn chặn hoặc phát hiện các hoạt động phi pháp trong tương lai.

Cơ quan Hải quan có thẩm quyền trong kiểm tra hàng hóa, các cơ quan khác sẽ hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật theo các quy định về sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, có thể tiến hành lấy mẫu những hàng hóa trọng điểm để kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Cơ quan Hải quan cũng cần có danh sách các phòng thí nghiệm hoặc các cơ quan chuyên môn để phối hợp khi có yêu cầu. Các mẫu hàng có thể được chuyển tới phòng thí nghiệm của Hải quan hoặc một phòng thí nghiệm độc lập khác để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mức độ ô nhiễm của sản phẩm. Tùy thuộc vào quy trình xử lý đã được quy định, các phòng thí nghiệm có thể lưu giữ các kết quả kiểm tra hoặc phân tích để tham khảo trong tương lai.

Khi có nghi ngờ về những lô hàng trọng điểm, trong thẩm quyền của mình, cơ quan Hải quan sẽ xem xét việc triển khai tất cả các biện pháp nghiệp vụ để điều tra các hành vi gian lận thương mại;

- Thứ tư: cơ quan Hải quan cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn tình trạng hàng hóa đã bị từ chối nhập khẩu ở một cửa khẩu nhưng lại được nhập khẩu ở một cửa khẩu khác. Trước đây, do việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các đơn vị Hải quan và Hải quan với các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa tốt nên ở nhiều nước đã có tình trạng hàng hóa không được phép nhập khẩu ở một cửa khẩu do không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và phải xuất đi nhưng sau đó lại được tái nhập vào một cửa khẩu khác do đơn vị cửa khẩu đó thiếu thông tin. Do vậy, nhu cầu thiết lập và duy trì hệ thống báo cáo và lưu trữ dữ liệu về các trường hợp hàng hóa bị từ chối nhập khẩu hiện khá cấp bách. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống cảnh báo nội bộ (ưu tiên sử dụng phương tiện truyền thông điện tử) sẽ giúp các cán bộ Hải quan kịp thời ngăn chặn những âm mưu nhập khẩu hàng hóa kém phẩm chất vào lãnh thổ hải quan. Cơ sở dữ liệu phải bao gồm các nội dung thông tin, bao gồm cả tên nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu dự kiến, tên và mã HS, mô tả hàng hóa, lý do từ chối nhập khẩu và các thông tin hữu ích khác để xác định hàng hóa bị nghi vấn;

- Thứ năm: công tác kiểm tra sau thông quan cần được chú trọng trong bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Về nguyên tắc, công tác kiểm tra sau thông quan được tiến hành để đánh giá và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Hải quan thực hiện kiểm soát hàng hóa trong suốt quá trình thông quan trên cơ sở các chứng từ và khai báo của nhà nhập khẩu. Trong khi đó, thực hiện kiểm tra sau thông quan cho phép Hải quan tiếp cận được các nguồn thông tin và chứng từ khác liên quan đến các giao dịch thương mại mà có thể không có trong giai đoạn thông quan. Kiểm tra sau thông quan, đặc biệt việc kiểm tra định kỳ doanh nghiệp có thể được tiến hành để xác minh trị giá hàng hóa và phát hiện, ngăn chặn các hình thức gian lận thương mại ;

- Thứ sáu: ngành Hải quan cần hoạch định chiến lược với tới cộng đồng nhiều hơn nhằm tăng cường hình ảnh, vai trò, chức năng của mình trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi những gian lận thương mại có tổn hại đến sức khỏe. Cơ quan Hải quan cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề để có những cơ hội tốt quảng bá những việc Hải quan đã, đang và sẽ làm trong bảo vệ người tiêu dùng và ngược lại, doanh nghiệp cũng sẽ là nguồn cung cấp thông tin quý giá cho cơ quan Hải quan để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hàng hóa giả mạo, hàng kém phẩm chất, hàng nhiễm độc có nguy cơ thẩm lậu vào thị trường nội địa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh với những sản phâm có chất lượng khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng là nơi hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn cho cán bộ Hải quan để có khả năng phát hiện những hàng hóa nguy hiểm;

- Thứ bảy: cơ quan Hải quan cần tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa các hình thức gian lận thương mại gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong công tác điều tra, chống buôn lậu thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nhưng lần ra quân bắt giữ các lô hàng vi phạm đó là thông tin tình báo và kinh nghiệm điều tra. Hiện nay, thông qua mạng CEN của WCO và qua các Văn phòng Liên lạc tình báo khu vực (RILO), Hải quan các nước đã trao đổi nhiều thông tin và các thông điệp cảnh báo cho nhau để kịp thời ngăn chặn các vụ buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại. Thông tin thường là các dữ liệu được mã hóa, ví dụ tên và địa chỉ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất những hàng hóa đang thuộc diện nghi vấn. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin cũng cần được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành của quốc gia. Để thuận lợi hóa việc trao đổi thông tin và các hình thức khác về hỗ trợ hành chính lẫn nhau, đặc biệt với nước xuất khẩu để phục vụ công tác điều tra, các nước nên

tính đến việc tham gia vào các thỏa thuận quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau.

- Cuối cùng ngành Hải quan cần đảm bảo các chiến thuật thực thi pháp luật của mình sẽ không tạo thành rào cản cho các hoạt động thương mại hợp pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 123 - 128)