Nhiệm vụ của Ngành hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 101 - 102)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

3.1.1. Nhiệm vụ của Ngành hải quan

- Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.[Quy định tại điều 6 Luật Hải quan].

Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

- Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), (WTO)… số lượng các hiệp định thương mại đa phương và song phương với nhiều quy định phức tạp mang tính ràng buộc trong thương mại quốc tế cũng như các quy chuẩn liên quan ngày càng gia tăng. Điều này đang đặt ra cho Hải quan Việt Nam thách thức làm sao vừa tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác, đầu tư, xuất nhập khẩu mà còn đảm bảo công tác kiểm soát hiệu quả lại vừa thích ứng, hài hòa với các thủ tục hải quan thế giới. Là một lĩnh vực có tính quốc tế cao, quá trình cải cách và hội nhập đã được ngành hải quan tiến hành trên nhiều lĩnh vực: Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới …đặc biệt là các biện pháp để thực hiện các quy định trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với vấn đề thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)