Cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng rào kỹ thuật của WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 42 - 44)

của WTO

Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Trong thực tế các tranh chấp là điều khó tránh được vì xuất phát từ đặc thù của quan hệ

Hiệp định TBT yêu cầu giải quyết tranh chấp theo các thủ tục quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994, được hoàn thiện và áp dụng thông qua Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO áp dụng đối với tất cả các tranh chấp phát sinh theo các Hiệp định của WTO, trong đó bao gồm cả Hiệp định TBT.

Các điều khoản cụ thể của TBT về giải quyết tranh chấp được quy định trong các Điều 14.2 đến 14.4 và Phụ lục 2 của Hiệp định TBT. Tuy nhiên, đến nay, các điều khoản này vẫn chưa được sử dụng.

Thực tiễn cho thấy hiện nay vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng rào kỹ thuật liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chưa có. Nguyên nhân là đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường khác gặp không ít khó khăn trong việc thâm nhập thị trường bởi hàng rào kỹ thuật của các nước rất khắt khe. Trường hợp này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không xảy ra tranh chấp vì thực tế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng không cao hoặc không đồng đều, mặt khác chi phí để giải quyết tranh chấp theo các quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là rất cao. Biện pháp xử lý đối với những lô hàng này là tái nhập trở lại Việt Nam hoặc xuất sang nước thứ ba nếu các nước này cho phép nhập khẩu..

Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các hàng rào kỹ thuật và các nước chưa có sự bày tỏ quan ngại đối với hệ thống hàng rào kỹ thuật mà Việt Nam đưa ra. Thực tế cho thấy hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau nhưng thực tế chưa có một tranh chấp hay một vụ việc giải quyết tranh chấp nào đối với hàng hóa nhập khẩu liên quan đến hàng rào kỹ thuật của Việt Nam. Điều đó chưa chứng tỏ rằng các hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn hay quy chuẩn của Việt Nam đề ra hoặc có thể

chúng ta chưa kiểm soát hết được chất lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc các cơ quan thực thi việc kiểm tra không đủ điều kiện hay chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 42 - 44)