Đánh giá việc triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 64 - 66)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.1.3.3. Đánh giá việc triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuất tại Việt Nam

- Cũng thông qua các trang thông tin của mình các văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định của Hiệp định TBT, điều kiện thực tế của Việt Nam góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm .v.v.

- Tạo các liên kết với các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, văn phòng TBT với các nước trong hệ thống để các đối tượng chủ động tìm hiểu các thông tin cũng như nắm bắt được các tiêu chuẩn đối với hàng hóa có liên quan.

2.1.3.3. Đánh giá việc triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuất tại Việt Nam Việt Nam

Trong những năm qua, các Bộ, Ngành và địa phương tiến hành nhiều đợt rà soát đồng bộ trên diện rộng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổng số văn bản được rà soát là trên 8.000 văn bản. Kết quả khoảng 85% các văn bản pháp quy của các Bộ, Ngành và địa phương ban hành không vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và cản trở thương mại quá sức cần thiết của Hiệp định WTO. Các văn bản còn lại sẽ được lên kế hoạch sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT.

Việc Quốc hội thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật vào năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm năm 2007 đã tạo nền tảng pháp lý thống nhất và lâu dài cho việc thực thi các cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định TBT của WTO.

- Từ khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ quản lý chuyên ngành đã rà soát và ban hành mới nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó có các quy chuẩn nhằm

về xăng dầu, mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, an toàn đồ chơi trẻ em, nhiên liệu sinh học, vật liệu nổ, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm .v.v.

- Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia:

+ Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo hai hướng: Cấp quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam) và cấp cơ sở (tiêu chuẩn cơ sở). Tính từ năm 2008 đến nay hơn 6.000 tiêu chuẩn quốc gia, hơn 200 quy trình kiểm định, thử nghiệm, đo lường và trên 3.000 tiêu chuẩn ngành đã được rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng và của sản xuất, kinh doanh; đồng thời hài hòa với tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế tương ứng. Trên 1.000 tiêu chuẩn quốc gia đã được soát xét hoặc ban hành mới phục vụ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt các công trình quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm hàng hóa lưu thông trong nước.

+ Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài từ 25% năm 2005 đến nay đã nâng lên trên 50%.

- Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ Ngành có liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa, chú trọng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (tiêu chuẩn doanh nghiệp) và áp dụng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn quốc gia, nước ngoài, khu vực và quốc tế, đẩy mạnh công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường đánh giá sự phù hợp: Hoạt động đánh giá sự phù hợp (như thử nghiệm, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận, công nhận và thừa nhận) là cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa và bảo đảm chất lượng phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động đánh giá sự phù hơp đã được thực hiện thông

qua các Bộ, Ngành có liên quan ban hành một loạt các Thông tư đối với các hoạt động như công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, hoạt động công nhận các thử nghiệm, chứng nhận, giám định và các hoạt động thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp.

- Đến nay có hơn 6.000 doanh nghiệp ở Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, SA 8000 .v.v. và trên 500 cơ quan hành chính nhà nước được cấp giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9001. Điều này thể hiện trình độ và năng lực quản lý chất lượng của các doanh nghiệp và cơ quan được nâng cao một bước.

- Hoạt động thanh tra xử lý các vi phạm về đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa được tăng cường thông qua các cuộc kiểm tra, thanh tra toàn diện (như đối với mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, định lượng hàng đóng gói sẵn vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng; đo lường và chất lượng xăng dầu, sắt thép, dây điện bọc nhựa PVC, đồ chơi trẻ em, ghi nhãn hàng hóa .v.v.). Kết quả thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho thấy hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đã phát huy hiệu quả thông qua việc phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật do gian lận thương mại về đo lường và chất lượng, góp phần lập lại kỷ cương pháp luật và răn đe, phòng ngừa các hành vi có ý định gian dối. So với những năm trước đây, các cơ sở có hành vi vi phạm về đo lường và chất lượng có chiều hướng giảm rõ rệt. Hàng năm, hàng trăm nghìn phương tiện đo lường đã được kiểm định đã góp phần đảm bảo và thống nhất đo lường trong toàn quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 64 - 66)