Một số kinh nghiệm hoạt động của hải quan các nước trong công tác thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 120 - 123)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

3.1.3.2. Một số kinh nghiệm hoạt động của hải quan các nước trong công tác thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

công tác thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

Từ tháng 9/2009 cho đến nay, Hải quan các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã bắt giữ 64,8 tấn các chất phá hủy tầng Ozon (ODS). Mặc dù đây là một bước khởi đầu tốt trong việc kiểm soát mua bán các chất phá hoại môi trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế là các hoạt động

Kết quả nêu trên được coi là một bước khởi đầu đầy hứa hẹn của Dự án “Vá lỗ thủng bầu trời”, một sáng kiến do Hải quan Trung Quốc cùng với sự hỗ trợ của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP). Chương trình này nhằm giúp Hải quan của 18 nước trong khu vực Châu Á quản lý và phá vỡ các hoạt động buôn bán bất hợp pháp các chất hóa học phá hủy tầng Ozon như ichlorodifluoromethane (CFC-12) và chlorofluorocarbons (CFCs), được sử dụng trong các hệ thống điều hòa và máy làm lạnh.

Tuy nhiên, các quan chức của UNEP thừa nhận là các vụ bắt giữ này vẫn chỉ chiếm phần rất nhỏ so với số lượng các chất hóa học được buôn bán trên thực tế. Theo đánh giá của UNEP, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của việc buôn bán ODS đang lan rộng và ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động buôn bán bất hợp pháp chất CFCs được ước tính tăng từ 7.000 tấn lên 14.000 tấn trong một năm, với trị giá tương đương từ 25 đến 60 triệu USD.

UNEP đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ Hải quan các nước khu vực Châu Á trong việc kiểm soát các chất ODS. Nhiều khóa đào tạo đã được tổ chức dành cho các công chức Hải quan và các cơ quan bảo vệ môi trường khác của chính phủ các nước Châu Á như Australia, Bangladesh, Butan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… nhằm tăng cường khả năng kiểm tra và phát hiện các chất ODS.

Theo Nghị định thư Montreal được ký năm 1987 về bảo vệ môi trường trước sự đe dọa của các chất ODS, chất CFCs là một trong những chất cần bị loại bỏ khỏi các ngành công nghiệp. Trong khi hiện nay phần lớn các nước phát triển đã loại bỏ các chất ODS thì thời hạn để các nước đang phát triển ngừng sử dụng các chất này là 2010. Khi thời hạn này đang đến gần và tình hình sản xuất các hóa chất này đang giảm đi kể cả ngay tại các nước đang phát triển, thì mức giá cùng với số lượng các vụ buôn bán các chất này lại tiếp tục tăng. Chính vì vậy việc tăng cường năng lực cho các cơ quan Hải quan

trong việc phát hiện và ngăn chặn các đường dây buôn bán bất hợp pháp các chất ODS là rất cần thiết.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Dự án, một hệ thống giám sát chung giữa các thành viên tham gia đã được thiết lập. Qua đó, Hải quan các nước trong khu vực có thể theo dõi các hoạt động vận chuyển và trao đổi thông tin với nhau. Hiện nay Văn phòng tình báo hải quan khu vực Châu Á cũng đang cùng với UNEP phối hợp đánh giá các kết quả trong thời gian qua và nghiên cứu đề xuất các hướng thực hiện trong thời gian tới

Trong năm 2009, nhờ sự phối hợp của hơn 90 cơ quan Hải quan trên thế giới đã bắt giữ 4.630 động thực vật sống quý hiếm và các sản phẩm liên quan. Tổng số loài động thực vật quý hiếm bắt giữ được là 80 loài, trong đó có voi ngà, hươu xạ, các sản phẩm từ hổ, trứng cá muối, sừng tê giác, mèo rừng, sen tuyết, da của nhiều loài sư tử được coi là cực kì quý hiếm và đang trên bờ tuyệt chủng.

Theo đề nghị của Ban Thư ký WCO, khoảng 10.000 cán bộ hải quan phối hợp với 11 Văn phòng Liên lạc tình báo khu vực (RILO) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tham gia hoạt động này nhằm hướng tới Ngày Hải quan Quốc tế 26/1/2009 với chủ đề: “Hải quan với môi trường: Bảo vệ di sản thiên nhiên của chúng ta”.

Hoạt động này do Ban Thư ký WCO điều phối nhằm đấu tranh với việc buôn bán, vận chuyển động thực vật quý hiếm theo Công ước CITES và Washington. Nhờ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp từ các cơ quan quản lý CITES trong nước, cán bộ hải quan đã thắt chặt kiểm soát tại các cảng biển, cảng hàng không và biên giới đất trọng điểm. Tất cả cơ quan Hải quan tham gia vào hoạt động này được kết nối với CENCOMM. Đây là một hệ thống liên lạc thời gian thực và an toàn của WCO nhằm chia sẻ thông tin và báo cáo về tình hình bắt giữ.

Trong số 90 trường hợp bắt giữ được báo cáo, Hải quan Úc đã ngăn chặn được 26 trường hợp đang có âm mưu buôn lậu động thực vật quý hiếm, Hải quan Bỉ bắt giữ hơn 10 trường hợp, Hải quan Nam Phi bắt giữ 560 kg bào ngư và 12 vây cá mập tại một lò mổ, tại Tây Ban Nha, cơ quan Hải quan bắt được một trường hợp và thu giữ 80 sản phẩm của hơn 14 loài động vật hoang dã.

Hầu hết các loài động thực vật quý hiếm này đều được vận chuyển qua biên giới mà không có giấy tờ CITES hợp lệ và ít nhất 80% loài động thực vật quý hiếm này được chặn tại cảng hàng không. Điều này cho thấy mức độ tuân thủ Công ước CITES và luật pháp quốc gia là không cao.

Đây chỉ là một trong nhiều hoạt động do Cộng đồng Hải quan quốc tế thực hiện nhằm đấu tranh với hoạt động thương mại bất hợp pháp. Trong năm 2009, Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động đối với những hàng hóa nhạy cảm với môi trường nhằm nỗ lực đấu tranh với tội phạm môi trường./.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 120 - 123)