Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 47 - 49)

tăng 25% và nhập khẩu là 75,5 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2009. Mức nhập siêu 11 tháng qua là 10,97 tỷ USD, bằng 17% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong số nhóm những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam thời gian qua thì nhóm mặt hàng dệt may, da giày và thủy sản thường xuyên gặp phải hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu hàng hóa. Điều đó cho thấy để vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước dựng lên ngày càng nhiều, tinh vi và khắt khe đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, thường xuyên nằm bắt các thông tin mới về các hàng rào kỹ thuật của các nước thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, các Hiệp hội, thông tin cảnh báo của các cơ quan có liên quan cũng như Văn phòng TBT Việt Nam .v.v.

1.2.1. Đối với sản phẩm dệt may

1.2.1.1. Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu xuất khẩu

- Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch đối với cơ cấu xuất khẩu của cả nước.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 11/2010 đạt 981 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng năm 2010 lên hơn 10,02 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 11 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 5,52 tỷ USD ; 1,67 tỷ USD ; 1,04 tỷ USD. Tổng kim

ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 8,23 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

- Bên cạnh việc phải vượt qua các rào cản pháp lý tác động của cơ chế giám sát và khả năng tái áp dụng hạn ngạch thuế quan và thuế chống bán phá giá hàng dệt may của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục vấp phải mang tính kỹ thuật từ phía thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các thị trường khác. Đó là những yêu cầu về phía tiêu chuẩn chất lượng về tính năng của sản phẩm. Những yêu cầu này không chỉ xuất phát từ các quy định của các cơ quan chức năng mà còn do thái độ ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

- Về tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng sản phẩm dệt may thể hiện qua hệ thống tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đạt được như chứng chỉ ISO 9000. Những chứng chỉ này là điều kiện để xâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, đối với một số thị trường, các chứng chỉ này là một tiêu chuẩn bắt buộc để được phép xuất khẩu. Vì vậy chứng chỉ ISO đang ngày trở thành công cụ hiệu quả nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng các sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt được chứng chỉ ISO như sản phẩm của các Công ty May 10, May Việt Tiến, Việt Thắng, Thăng Long, Nhà Bè .v.v. đều dễ dàng được chấp nhận hơn là các sản phẩm của những doanh nghiệp chưa có chứng chỉ. Tuy nhiên hiện nay, số lượng các doanh nghiệp dệt may có được các chứng chỉ chưa nhiều. Theo thống kê chính thức của Tập đoàn Dệt may Việt Nam trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU thì chỉ có khoảng 37 trên tổng số 150 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO.

Sản phẩm dệt may nếu không được quản lý tốt trong khâu sản xuất, các nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc không theo đúng tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vấn đề sức

Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm. Họ đã và sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng buộc nhà sản xuất và xuất khẩu buộc phải đầu tư vào những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất mới cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây thực sự đang là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thiếu vốn và công nghệ hiện đại.

Cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam, hàng dệt may cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường. Những năm gần đây nhiều sản phẩm dệt may của Trung Quốc bị khách hàng từ chối hoặc phải bồi thường do không phù hợp với những tiêu chuẩn xanh. Nếu như tình trạng trên đã xảy ra đối với hàng dệt may của Trung Quốc thì sẽ tất yếu sẽ xảy ra đối với ngành dệt may của Việt Nam. Như vậy là trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ và tiêu chuẩn Eco friendy (Kinh tế thân thiện với môi trường) do EU thiết lập thì rào cản thương mại "xanh" là một thách thức, trở ngại lớn với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt - may vào các thị trường nói trên.

Trong ngành Dệt - May Việt Nam, cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt - may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm - hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 47 - 49)