Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 107 - 108)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

3.1.2.6. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu

là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ hải quan.

- Hàng hóa sau khi được thông quan, thương nhân nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa; xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ, tài liệu liên quan để cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm, thời gian ghi trong Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;

- Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa đã được kiểm tra chất lượng nhưng chưa có thông báo kết quả kiểm tra, hoặc chờ quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với lô hàng đã có kết luận kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.

- Chỉ được phép sử dụng, lưu thông hàng hóa khi được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kiểm tra chất lượng hàng hóa (thời hạn là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng).

- Có quyền đề nghị tái kiểm hoặc trưng cầu giám định tại tổ chức giám định được chỉ định trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng do cơ quan kiểm tra thông báo;

- Thực hiện Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Chịu mọi chi phí liên quan trong việc khắc phục hàng hóa theo quy định của Quyết định xử lý.

3.1.2.6. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu hóa nhập khẩu

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, căn cứ quy định hiện hành của Bộ quản lý chuyên ngành để xác định phương thức kiểm tra chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu.

- Thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng theo đúng các quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

- Cấp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, gửi chủ hàng để nộp cho cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời gian thì thông báo bằng văn bản cho chủ hàng và cơ quan hải quan để làm căn cứ không xử lý vi phạm hành chính về hành vi nộp chậm hồ sơ.

- Lập biên bản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan Thanh tra chuyên ngành xử lý các hành vi vi phạm sau:

+ Kết luận kiểm tra chất lượng lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng;

+ Tự ý sử dụng, tiêu thụ hàng hóa khi chưa có Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng;

+ Tẩu tán hàng hóa, không thực hiện yêu cầu khắc phục đối với hàng hóa không đạt chất lượng.

- Khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, gửi quyết định xử lý cho chủ hàng để thực hiện. Riêng quyết định buộc tái xuất hàng hóa gửi cho cơ quan hải quan 01 bản để phối hợp thực hiện tái xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)