Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóanhập khẩu nhằm kiểm soát nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 98 - 101)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.2.4.2. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóanhập khẩu nhằm kiểm soát nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước

khẩu nhằm kiểm soát nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước

Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 11 tháng năm 2010 là 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng cụ thể

- Các mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu nhiều là gạo, rau, củ, dầu mỡ động thực vật đã tinh chế, chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột, sữa (bánh kẹo, sữa, đóng hộp...), ô tô nguyên chiếc, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng .v.v..

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 11 tháng/2010

Đối với mặt hàng rau, củ, quả thì lượng hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc chiếm khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả, chủ yếu qua đường biên mậu. Theo cam kết khi tham gia Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), hầu hết mặt hàng rau, quả tươi từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam hiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, rau củ quả tươi cũng là mặt hàng thuộc diện không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu đang tận dụng tối

những không chịu thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế nhập khẩu thấp, rau quả ngoại nhập còn không bị quản chặt đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng hóa nhập vào chưa được quản lý một cách chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra dư lượng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích...

- Nguyên nhân các mặt hàng nông sản nhập khẩu ngày càng tăng là do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một cao, nhất là tại các thành phố lớn. Mặt khác cũng do tâm lý lo ngại của người dân về các sản phẩm trong nước không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên chuyển sang chuộng hàng nhập khẩu. Việc nông sản nhập khẩu ồ ạt tràn vào nước ta đang gây ra nhiều mối lo ngại. Điều dễ nhận thấy nhất là các mặt hàng nông sản ngoại nhập đang lấn át những hàng nông sản trong nước. Thị trường tiêu thụ nông sản trong nước trở nên khắt khe hơn vì phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập. Người nông dânViệt Nam cũng trở nên khó khăn hơn trong việc tiêu thụ và định giá hàng hóa sản xuất ra.

- Bên cạnh đó, một mối lo ngại trực tiếp hơn lại chính là chất lượng của các loại hàng nông sản nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trực tiếp. Bởi lẽ, tình trạng nhập khẩu nông sản tăng đột biến trong thời gian vừa qua không thể bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ đầu vào của các loại thực phẩm. Như trong các lô nông sản nhập vào nội địa năm 2009, cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu đã phát hiện được một số mẫu cà chua có chứa chất alatoxin là một chất rất độc hại, cấm sử dụng. Với các loại trái cây như: táo, lê, vải, quýt… cũng phát hiện thấy các dung dịch sát khuẩn độc hại để giữ màu tươi lâu.

* Một số giải pháp để xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu kiềm chế nhập siêu

- Dù muốn hay không muốn hàng rào kỹ thuật cũng chỉ là một biện pháp tạm thời để ngăn ngừa sự đổ bộ ồ ạt của hàng hóa ngoại nhập ở một thời điểm nhất định. Điều quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp phải tự nâng

cao năng lực sản xuất, chất lượng hàng hóa để cạnh tranh được với hàng ngoại nhập không chỉ ở trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài. Tới lúc đó, hàng rào kỹ thuật không còn là rào cản thương mại nữa mà nó là thước đo để doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa và sức cạnh tranh của mình và khi đó, vấn đề hàng rào hay rào cản kỹ thuật cũng không còn là nỗi lo lắng, ám ảnh của các doanh nghiệp nữa.

- Có thể giảm nhập siêu bằng việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật: Bản thân WTO cũng không liệt các biện pháp hàng rào kỹ thuật là biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước. Với mục tiêu mà Hiệp định TBT đề ra, một biện pháp thông qua văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiêu chuẩn của hàng hóa sẽ có tác động đối với hàng hóa nhập khẩu và cả hàng hóa trong nước (theo nguyên tắc MFN và NT của WTO). Sự tác động đến nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước có thể khác nhau khi áp dụng cùng một biện pháp hàng rào kỹ thuật vì mục tiêu chính đáng là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường hay an ninh quốc gia. Điều này phụ thuộc vào trình độ công nghệ, quản lý sản xuất, kinh doanh và sự sẵn sàng, chuẩn bị tuân thủ của nhà xuất khẩu nước ngoài và nhà sản xuất trong nước đối với quy định. Góp phần giảm nhập siêu thông qua các hàng rào kỹ thuật là một vấn đề rất nhạy cảm, không dễ thực hiện song cũng cần thiết lập nhằm cân bằng cán cân thương mại quốc tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 98 - 101)