Các giải pháp để thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 94 - 96)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.2.3.2. Các giải pháp để thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường

hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường

Tham gia WTO, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để hội nhập xu thế toàn cầu hóa trong phát triển kinh tế, đảm bảo vừa bảo vệ quyền lợi của mình vừa phù hợp với các quy định của quốc tế. Riêng trong lĩnh vực các hoạt động thương mại có liên quan đến môi trường, cần

- Ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài, các quy định về nhãn hàng hóa thân thiện môi trường (nhãn sinh thái – ecolabel), các quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO;

- Để đảm bảo hàng hóa trong nước phát triển, cạnh tranh lành mạnh với hàng ngoại nhập, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6/2010, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu theo hướng kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, xây dựng và thực hiện các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành, giám sát, hạn chế nhập các sản phẩm, hàng hóa không thiết yếu, không để nhập siêu vượt quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc dựng các hàng rào kỹ thuật là cần thiết, song nó phải tuân thủ các yêu cầu, cam kết trong các hiệp định kinh tế song phương và đa phương. Việt Nam hiện cũng đã và đang nghiên cứu để đưa ra những quy định tương tự. Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 của Bộ Công Thương ban hành Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Mặc dù cũng gặp phản ứng từ các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên các quy định này đã được áp dụng và cũng đã góp phần vào việc hạn chế những sản phẩm dệt may có chứa formaldehyt cao hơn quy định nhập khẩu vào nước ta. Một quy định khác dựa trên WEE của Châu Âu cũng đang được Cục Hóa chất Bộ Công thương soạn thảo để hạn chế các sản phẩm điện tử thải phân tán vào môi trường

- Tích cực, chủ động tham gia vòng đàm phán DOHA, mạnh dạn sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các công ước quốc tế về môi trường hoặc các hiệp định môi trường đa phương và của WTO để giải quyết một cách bình đẳng các tranh chấp thương mại quốc tế;

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các công ước môi trường mà Việt Nam đã ký kết tham gia với các hiệp định thương mại đa phương của WTO. Nghiên cứu kỹ và có giải pháp chính sách đồng bộ về quản lý thương mại các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường;

- Chuẩn bị tốt nguồn lực để vượt qua các hàng rào kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các quy định về môi trường của quy trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, coi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận cấu thành trong hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 94 - 96)