Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 68 - 72)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.1.5.2. Tại Việt Nam

tháng 12/2004, Việt Nam có trên 5.800 tiêu chuẩn quốc gia (Tiêu chuẩn Việt Nam), trong đó có gần 1.450 tiêu chuẩn khu vực và quốc tế được chấp nhận và chuyển hóa để áp dụng tại Việt Nam. Còn lại 4.350 tiêu chuẩn khác được xây dựng một phần dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn nước ngoài, khu vực và quốc tế. Các lĩnh vực có mức độ hài hòa tiêu chuẩn thấp gồm có: đóng tàu, hàng không, dệt may, mỹ phẩm, đồ gỗ và kính, cũng như các lĩnh vực với các đặc trưng về địa lý, văn hóa và phong tục. (trích Báo cáo của Ban công tác về

việc Việt Nam gia nhập WTO).

- Trong số trên 5800 tiêu chuẩn quốc gia nêu trong Danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2004, có 231 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường hoặc con người, sức khỏe động thực vật, hoặc để ngăn ngừa các hành vi gian lận hay vì an ninh quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản, các tiêu chuẩn của chúng ta đều thấp hơn so với mức tiêu chuẩn chung của khu vực và tiêu chuẩn thế giới. Điều đó là một nguy cơ cho việc bảo vệ thị trường trong nước.

- Hiện nay do có nhiều tiêu chuẩn quốc gia chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên doanh nghiệp đang phải cùng lúc áp dụng nhiều tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia (đối với những danh mục tiêu chuẩn bắt buộc phải công bố) và tiêu chuẩn của quốc gia có hàng xuất khẩu... Doanh nghiệp đang phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật do các nước lập ra, những tiêu chuẩn không phù hợp sẽ không được chấp nhận. Khi đó để hàng hóa lưu thông, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm rất nhiều chi phí tốn kém cho các thử nghiệm, chứng nhận, công nhận... tại các nước này.

- Mặc dù Việt Nam đó tham gia vào nhiều thỏa ước thừa nhận lẫn nhau như: ASEAN EE MRA (về thiết bị điện và điện tử), APEC EE MRA (thỏa ước thừa nhận về đánh giá sự phù hợp thiết bị điện điện tử), APEC tel MRA (thỏa ước về sự thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp thiết bị viễn thông), APLAC thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về công nhận phòng thí

nghiệm), Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc (1994), Hiệp định giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhà nước Liên bang Nga về tiêu chuẩn hóa đo lường về thừa nhận lẫn nhau các kết quả hoạt động chứng nhận và thử nghiệm ... nhưng cũng chỉ mang tính song phương và khu vực. Bộ Khoa học Công nghệ là nơi ban hành tiêu chuẩn quốc gia khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đều dựa trên các tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn ngành ban hành lấy tiêu chuẩn quốc gia làm căn cứ. Như vậy chúng ta phải mất kinh phí cho để xây dựng tiêu chuẩn và doanh nghiệp phải chịu thêm những chi phí thử nghiệm, công nhận trong khi quy trình lại hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên vướng mắc lớn nhất của chúng ta là khó có thể hòa hợp toàn bộ tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia do trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp trong nước còn chưa cao, những tiêu chuẩn quá cao được đưa vào làm tiêu chuẩn quốc gia doanh nghiệp sẽ khó có thể áp dụng. Còn nếu không tiến tới hòa hợp ngang bằng với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thì ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng khó mà cạnh tranh được khi hàng ngoại nhập với những tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật cao tràn vào.

- Thực thi Hiệp định TBT cũng là để bảo vệ đối với hàng hóa trong nước. Vì trong Hiệp định có những quy định về ưu đãi đặc biệt trong áp dụng tiêu chuẩn đối với các mặt hàng xuất khẩu từ nước thành viên đang phát triển. Nhưng xây dựng hệ thống này như thế nào để đảm bảo nguyên tắc về công bằng, không phân biệt đối xử và minh bạch hóa hoạt động này là vấn đề không đơn giản. Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu phải không gây cản trở quá mức cần thiết theo nguyên tắc thương mại.

công khai minh bạch các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và các quy định về thử nghiệm, kiểm tra, giám định, chứng nhận...đối với hàng hoá, dịch vụ vừa là nghĩa vụ trong thực thi Hiệp định TBT, song cũng là lợi ích đối với doanh nghiệp trong nước. Do phải thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử với hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, nên các quy chuẩn, tiêu chuẩn thông thường không quy định các yêu cầu riêng đối với hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, trừ những đặc thù cần thiết phải phân biệt. Những đặc thù này có thể là do không thể kiểm tra hàng hoá tại nơi sản xuất như hàng sản xuất trong nước, thì đối với hàng nhập khẩu có thể phải kiểm tra tại cảng nhập khẩu; hoặc cũng do khác nhau về địa điểm sản xuất nên phương thức lấy mẫu thử nghiệm để kiểm tra có thể rất khác nhau giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu... Tuy nhiên khi áp đặt những quy định khác nhau như vậy không xuất phát từ mục đích hạn chế thương mại, mà ngược lại là nhằm thuận lợi hoá thương mại.

- Số lượng bản thông báo gửi lên Ban thư ký WTO của Việt Nam khá là ít so với tình hình chung của các nước thành viên, nếu so sánh với các nước mới gia nhập trong vòng năm năm trở lại đây thì Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 (gồm có 7 thành viên: Campuchia và Nepal (2004), Cape Verde (2008) và Tonga (2007) đều chưa có bản thông báo nào; Ukraine (2008) đứng thứ 2 về số lượng bản thông báo; Saudi Arabi (2005) đứng đầu nhóm này với hơn 200 bản thông báo). Những thông báo về hàng rào của Việt Nam chủ yếu là tập trung ở các loại hàng hóa không phổ biến, trong khi đó, chưa thấy có thông báo về những hàng rào đối với những loại hàng hóa được sử dụng và tiêu dùng phổ biến trên thị trường và hàng rào cho những loại hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ bị lấn át ngay tại thị trường trong nước như: các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ uống, điện, điện tử, công nghiệp nhẹ, .v.v. Liên quan đến Việt Nam, trong 4 năm kể từ năm 2007 là thành viên của WTO, Việt Nam đã thông báo cho WTO 17 quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông tư

có yếu tố quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, một số nước thành viên đã nêu quan ngại đối với quy chuẩn kỹ thuật về đồ uống có cồn do Bộ Y tế soạn thảo. Tiếp thu ý kiến góp ý của các nước, dự thảo này đã được sửa đổi, hoàn thiện và đã được ban hành cuối năm 2010. Đến nay, các nước không có ý kiến đối với nội dung kỹ thuật của quy chuẩn này và quan ngại đã được tạm thời rút khỏi danh sách. Mặc dù vậy, có những văn bản quản lý mặc dù không đuợc thông báo cho WTO vì áp dụng quy định về điều khoản về không cần thiết phải thông báo, song một số thành viên vẫn yêu cầu Việt Nam giải thích hoặc nêu quan ngại thương mại, điển hình là Thông báo số 197/TB-BCT ngày 6/5/2011 của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 68 - 72)