Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng hàng hóanhập khẩu nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe của con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 82 - 86)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.2.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng hàng hóanhập khẩu nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe của con ngườ

hàng hóanhập khẩu nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe của con người

a. Một số bất cập trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thời gian qua:

+ Một là, hệ thống chính sách pháp luật của nước ta về bảo vệ người tiêu dùng hiện nay còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng có Luật Thương mại, Luật cạnh tranh và trực tiếp là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng …với các chế tài hành chính cụ thể và nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện nhưng các chế tài xử lý đựợc áp dụng cũng chưa đủ sức răn đe, đặc biệt là với các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Hai là, việc triển khai thực hiện của các cơ quan chức năng còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực thi chính sách pháp luật nhằm thiết lập trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng hiện nay do nhiều cơ quan đảm nhận: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành và các Ban chuyên môn phụ trách việc bảo vệ người tiêu dùng. Một chế tài xử lý vi phạm có thể lại do nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm, nhiều khi dẫn đến tình trạng chồng chéo về trách nhiệm mà khi xảy ra vi phạm thì người tiêu dùng vẫn không được bảo vệ một cách an toàn;

+ Ba là, lực luợng thực thi công vụ còn thiếu các phương tiện và công cụ kiểm tra, kiểm soát do nguồn kinh phí mới trích lập còn hạn chế; trong khi thực tế, kinh phí kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là khá tốn kém, bao gồm các loại chi phí mua tin, kiểm định hàng hóa,…

+ Bốn là, tính phổ biến, công khai của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chưa được rộng rãi dẫn đến việc người tiêu dùng thiếu thông tin khi lựa chọn sản phẩm, tạo ra những kẽ hở để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp còn hạn chế. Trên đây là các vấn đề đặt ra đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng để có thể đem lại những điều kiện lựa chọn tốt hơn cho nguời tiêu dùng.

- Những trở ngại trong việc thực hiện các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam: Nhìn chung, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu đều có thể đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu trang thiết bị và cán bộ, nên việc kiểm tra chất lượng, kiểm dịch và các thủ tục phê duyệt thường kéo dài. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến rằng họ mất nhiều thời gian, thủ tục cho việc xin cấp giấy chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, các phòng thí nghiệm của Việt Nam không đủ trang thiết bị và năng lực kỹ thuật để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra

chất lượng sản phẩm động vật theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, như: xét nghiệm C13 để xác định mật ong thật; xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán một số bệnh của khỉ; phát hiện hàm lượng rất thấp của các chất tồn dư hóa chất ở thực phẩm…

b. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng:

- Theo định nghĩa của tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2008, quản lý chất lượng là “ hoạt động tương tác và phối hợp lẫn nhau nhằm định hướng và

kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. Hoạt động quản lý chất lượng bao gồm

các nội dung chính, gồm: thiết lập chính sách và mục tiêu chất lượng; hoạch định chất lượng; kiểm soát chất lượng; đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 chỉ rõ: “Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương

ứng”.

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất, khi đưa ra thị trường và trong suốt quá trình lưu thông, đến tay người sử dụng, tiêu dùng là trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà kinh doanh. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Do đó, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất, cụ thể: áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách

nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Để triển khai hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề ra các biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng; đầu tư phát triển hệ thống tổ chức thử nghiệm, kiểm định để năng lực để đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng; tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng đã ban hành; tiến hành xử lý các vi phạm có liên quan đến sản phẩm hàng hóa gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp cho người tiêu dùng.

- Tăng cường ý thức khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, sao cho khách hàng ý thức được dấu của ISO 9000 là có giá trị chứng nhận cho sự kiểm soát quá trình, sự quan tâm khách hàng, khi đó khách hàng sẽ nhận được sản phẩm như mong muốn. Để tạo được ý thức này cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tại các hội thảo đã đưa ra và tham gia ứng dụng thêm các hệ thống quản lý, trước tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tòan cầu của các doanh nghiệp có năng lực. Đó là các hệ thồng quản trị chất lượng như: ISO 14000 (Quản lý môi trường), GMP, HACCP, SQF, ISO 22000 (Quản lý an toàn chất lượng thực phẩm), OHSAS 18001 (Quản lý an toàn sức khỏe và nghề nghiệp), SA 8000 (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động), Lean Six Sigma, TQM (Quản lý chất lượng toàn diện), …

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 82 - 86)