Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, thực thi các chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 96 - 107)

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, thực thi các chính sách

- Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề giúp người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cần được triển khai nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động.

Với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ mất việc làm của người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ rất cao, chính vì thế cần phải có những giải pháp, lộ trình cụ thể trong việc đào tạo, nâng cao trình độ, chất lượng, kỹ năng nghề cho lao động, đồng thời quan tâm đầu tư kinh phí, tập trung đầu tư, bố trí nguồn lực để thực hiện việc giáo dục đào tạo cho lao động phù hợp với xu thế phát triển. Tóm lại, để không bị tục hậu với sự phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi mỗi một cá nhân cần phải tự học tập tự rèn luyện và tự thay đổi.

Chú trọng đầu tư, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của các trung tâm dạy nghề có trình độ chuyên môn, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển dạy nghề, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Tiếp tục mở nhiều lớp học nghề có nhu cầu đào tạo cao, hướng tới hình thành các nghề mũi nhọn.

Đối với các khoá học đào tạo nghề cho lao động được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cần tập trung khai thác tối đa nguồn kinh phí, thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần bố trí nguồn kinh phí kịp thời theo

chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp có thu hút nhiều lao động địa phương vào làm việc.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp từ tỉnh đến xã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của các cơ sở dạy nghề như: quy hoạch đất đai dành cho xây dựng trung tâm dạy nghề; tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề vay vốn, liên kết đào tạo; hỗ trợ đào tạo giáo viên. Đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo. Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề dài hạn; có chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ các hoạt động dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa và phát triển ngành nghề nông thôn.

Tăng cường sự tham gia của các ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu học nghề; định hướng nghề nghiệp theo khả năng và nhu cầu của thị trường lao động; thu hút nhiều lao động tham gia học nghề.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm: Hoạt động của các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động. Do đó cần đẩy mạnh hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, kiện toàn cơ sở vật chất và bổ sung thêm cán bộ quản lý, theo dõi và phát huy vai trò, hiệu quả của các sàn giao dịch việc làm trung tâm và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh được mở tại trung tâm các huyện, định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để khảo sát, nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm trong lĩnh vực thông tin thị trường lao động, tư vấn pháp luật lao động và giới thiệu việc làm, tạo cầu nối trực tiếp và cung cấp cho người lao động, người sử dụng lao động những

thông tin về thị trường lao động. Từ đó các cơ sở dạy nghề sẽ nắm bắt được những yêu cầu thực tế về nghề nghiệp của các doanh nghiệp cần sử dụng để có kế hoạch đào tạo phù hợp và khắc phục tình trạng người lao động thiếu việc làm, trong khi doanh nghiệp lại thiếu lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài

Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn lao động, số lao động xuất khẩu có trình độ nghề chiếm tỷ lệ thấp, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động còn ít.

Hiện nay, sự suy giảm kinh tế các nước trong khu vực và thế giới đang dần được hồi phục, các nền kinh tế đang phục hồi tăng trưởng, sự nhập cư lao động có thời hạn, trong các nước công nghiệp phát triển đang có xu hướng gia tăng. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm - giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo, cần: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và phòng tránh thiệt hại cho người lao động. Tổ chức tốt việc đào tạo, đa dạng hoá ngành nghề, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Người lao động cần được đào tạo toàn diện cả ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức pháp luật và sự hiểu biết khác… phục vụ cho quá trình làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc

đào tạo người lao động xuất khẩu. Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn quốc gia giải quyết việc làm; có chính sách ưu đãi đối với người lao động như cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ rủi ro, thông báo rộng rãi, đồng thời phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đào tạo để nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa ứng xử, trình độ tay nghề của người lao động trước khi được đi xuất khẩu lao động tránh tình trạng sống, lao động, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài khi chưa hết hoặc hết thời hạn theo HĐLD đã ký kết làm giảm uy tín, hình ảnh của Việt Nam với nước đối tác.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm: Vốn là yếu tố quan trọng của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và giải quyết việc làm nói riêng. Sự gia tăng về vốn làm gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động... Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tập trung cho các chương trình lớn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho sự nghiệp y tế, giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai đồng bộ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm...

Đẩy mạnh hình thức cho vay vốn liên kết làm ăn theo mô hình tổ, nhóm. Khai thác nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện với những biện pháp thích hợp. Tùy theo qui mô, tính chất của nguồn vốn để đầu tư, sử dụng một cách hợp lý để hỗ trợ người lao động phát triển sinh kế.

Để các nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm thật sự có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi cho các nhóm đối tượng đặc thù thì cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, hướng dẫn sử dụng vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã

hội để thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Đổi mới, mở rộng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với quy trình thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận. Các tổ chức chính trị - xã hội cần làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, định hướng thị trường với việc sử dụng vốn tín dụng, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế rủi ro.

Trên đây là một số đề xuất về các quy đi ̣nh của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm cũng như tổ chức thức hiện để đa ̣t được hiệu quả cao trong thực tiễn . Hi vo ̣ng với nhiều sự quan tâm , trao đổi, đóng góp ý kiến của các luật gia , các nhà nghiên cứu luật pháp , pháp luật lao động sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn để góp phần trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập , tạo đời sống ổn định cho người dân , đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh.

KẾT LUẬN

Với vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế - xã hội, với người lao động nói chung cũng như các đối tượng lao động đặc thù, thông qua các quy định và tổ chức thực thi các quy định trên thực tế, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm đã đạt được những thành tựu và kết quả khả quan nhất định. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với nhiều thuận lợi, cơ hội cũng như không ít khó khăn và thách thức trong việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật lao động không tránh khỏi những bất cập đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời.

Trong khi đó, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta cho thấy vẫn còn rất nhiều tồn tại cần phải được nghiên cứu và giải quyết. Những tồn tại này cũng phần nào phản ánh những bất cập của các quy định pháp luật cũng như công tác tổ chức thực thi trên thực tế.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tính đến các tiêu chuẩn quốc tế về việc làm đã được các nước trên thế giới phê chuẩn bởi lẽ những tiêu chuẩn này hướng tới việc làm bền vững, việc làm nhân văn cho mọi người, là những tiêu chuẩn đảm bảo quyền làm việc cao nhất cho con người, không phân biệt đối xử.

Khi lựa chọn vấn đề pháp luật lao động giải quyết việc làm và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình để nghiên cứu, tác giả luận văn cũng ý thức được những khó khăn bởi đề tài này luôn mang tính thời sự, phương hướng hoàn thiện đang còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất. Tuy nhiên, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu cũng như sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn đề tài, đến nay, theo suy nghĩ chủ quan, việc tìm hiểu vấn đề này rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm, pháp luật việc làm và giải quyết việc làm. Qua đó, so sánh, đối chiếu về mặt khái niệm nhằm đưa ra cách hiểu thống nhất về việc làm, giải quyết việc làm, pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm cũng như tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm thể hiện ở khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý. Có những phân tích, đánh giá về những quy định hiện hành và thực trạng của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm thông qua những quy định về trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, cũng như trách nhiệm của các tổ chức giới thiệu việc làm.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá về những thực trạng áp dụng những quy định hiện hành về việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam. Rất mong pháp luật lao động ngày càng hoàn thiện hơn để giải quyết việc làm ngày càng hiệu quả hơn cho mọi người dân , cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động , góp phần thực hiện mu ̣c tiêu dân giàu, nước ma ̣nh, bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh mà Đảng , Nhà nước và toàn dân ta đã đề ra.

Để hoàn thành luận văn, bản thân tác giả cũng đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau, chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung và hình thức. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thành viên Hội đồng bảo vệ luận văn cũng như những người có quan tâm để luận văn tiếp tục được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ chính trị (1998), Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương bình và xã hội (2012), Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam đã phê chuẩn, Hà Nội.

4. Bộ luật lao động, Bộ Lao động – Thương bình và xã hội (1995), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Chí (2006), "Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm", Tạp chí Luật học, (1), tr.13 – 21.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi ̣ đi ̣nh số 81/CP ngày 23/11/1995 quy đi ̣nh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao là người tàn tật, Hà Nội.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Hà Nội.

8. Cơ quan hợp tác phát triển Ailen – Tổ chức lao động Quốc tế ILO (2009), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, Nxb Lao động, Hà Nội.

9. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2013-2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2013, 2014, 2015, Quảng Bình.

10. Lâm Thị Thu Huyền (2011), Những vấn đề pháp lý cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật gia Hà Nội.

11. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyền của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)