Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 65)

2.1. Thực trạng pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm

2.1.4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề

2.1.4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề việc làm việc làm

Sự phát triển của nhân loại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những thay đổi từ các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Cuộc CMCN lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CMCN lần thứ hai sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. Cuộc CMCN lần thứ 3 sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, nhân loại đang bước vào cuộc CMCN lần thứ tư, được xây dựng trên cuộc CMCN lần thứ ba, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. CMCN lần thứ tư có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.

Hai là, tốc độ của cuộc CMCN lần thứ tư là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu các cuộc CMCN trước đây diễn ra với tốc độ tuyến tính, thì tốc độ phát triển của cuộc CMCN lần thứ tư là theo hàm số mũ.

Ba là, cuộc CMCN lần này làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người.

Với những đặc trưng nổi trội đó, cuộc CMCN này cũng có những tác động tích cực đến nhân loại: Tất cả mọi người trên thế giới đều được hưởng lợi từ cuộc CMNC 4.0 này mang lại; mọi nười được sử dụng, sở hữu những sản phẩm công nghệ chất lượng nhất, với kiểu dáng, mẫu mã, chủng laoij phong phú, đa dạng với chi phí có thể chấp nhận được thậm chí là thấp nhất; Cuộc CMCN này tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; thế giới kết nối nhanh hơn; mọi người có thể kết nối với nhau chỉ qua cái kích chuột; con người với thế giới, thế giới với con người chỉ còn là khoảng cách về địa lý chứ không có ý nghĩa về thời gian, không gian; bất kỳ ở đâu, khi nào con người cũng có thể gặp nhau, trao đổi thông tin với nhau; các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ vào sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhân công, giá thành giảm, lơi nhuận, doanh thu tăng lại kiểm soát được tất cả các khâu trong quá trình sản xuất; khi có máy móc, công nghệ vào thay thế con người thì con người được an oàn hơn, sức khỏe được tốt hơn và chất lượng cuộc sống được nâng lên. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, những tác động tích cực mà cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 mang lại lớn bao nhiêu, thì thách thức, tiêu cực mà nó đặt ra cũng lớn bấy nhiêu.

Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất là tình trạng thiếu việc làm. Chính xác hơn, đó là rủi ro trí tuệ nhân tạo và người máy sẽ cướp mất việc làm của người lao động. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, 86% việc làm trong Ngành Dệt may Việt Nam sẽ bị người máy thay thế trong những năm tới. Tỷ lệ việc làm bị mất trong Ngành Da giày và không ít ngành kháccũng sẽ là con số tương đương. Muốn hay không muốn, hàng triệu người Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro bị mất việc làm. Và việc làm sẽ là một trong những vấn đề kinh tế - chính trị nóng bỏng nhất của đất nước trong thời gian tới. Hệ lụy của mất việc làm đó là các tệ nạn xã hội gia tăng; giá trị chuẩn mực đạo đức, xã hội, văn hóa con người bị xuống cấp; vấn đề an ninh phi truyền thống càng trở nên hết sức quan ngại…

Tóm tại, cuộc CMCN 4.0 là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, Việt Nam cũng không là ngoại lệ, nắm bắt được tinh thần đó, để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư với các giải pháp cụ thể như sau: - Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.

- Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19/2017/NQ- CP ngày 06/02/2017, số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.

- Thứ ba, rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của cuộc CMCN lần thứ tư.

- Thứ tư, tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Thứ năm, thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.

- Cuối cùng, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc CMCN lần thứ tư.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật việc làm và giải quyết việc làm tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)