Về các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 86 - 90)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

3.2.1. Về các quy định pháp luật

3.2.1.1. Về Bộ luật lao động năm 2012

- Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tại điều 39 Bộ luật lao động năm 2012, cần bổ sung quy định “việc tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” nhằm đảm bảo quyền lợi ích chính đáng cho lao động nữ.

- Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn: Bộ luật lao động năm 2012 quy định “Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động” [19, Điều 47]. Để tránh tình trạng thường diễn ra trong thực tế là người sử dụng không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động, Bộ luật lao động cần quy định trách nhiệm, hệ quả pháp lý đối với người sử dụng lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn.

- Vấn đề bảo đảm việc làm , hiện nay chưa được quy đi ̣nh luật hóa , vì vậy cần thiết phải được đưa vào luật để tăng tính bền vững việc làm , đảm bảo phần nào tránh việc cố ý làm sai để nhận trợ cấp mất việc làm hay sa thải lao động hàng loa ̣t ... Pháp luậ t lao động nên chăng ngăn chặn việc sa thải lao động bằng cách quy đi ̣nh hết sức chặt chẽ các điều kiện sa thải. Những trường

hợp nào thì được sa thải, làm việc trong thời gian bao lâu mới được sa thải; đối tượng sa thải, độ tuổi không được phép sa thải… nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để sa thải lao động một cách tùy tiện . Sa thải là phải đền bù rất tốn kém cho người bị sa thải , phải nộp lệ phí cho chính quyền đi ̣a phương, càng sa thải nhiều càng phải nộp nhiều.

- Cần bổ sung quy định về chương trình và quỹ việc làm phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành, hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm. Đây là quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi. Thông thường Chính phủ và UBND cấp tỉnh chủ yếu đưa ra các chỉ tiêu về việc làm trong một năm và cố gắng thực hiện các chỉ tiêu đó, việc trình lên chương trình và quỹ quốc gia hàng năm về việc làm đôi khi mang tính hình thức. Một vấn đề nữa là chưa có cơ chế quản lý quỹ quốc gia việc làm, khiến cho quỹ việc làm chưa được thực hiện có hiệu quả. Cần quy định về phân phối và điều hành vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tránh việc phân phối vốn và điều hành vốn theo nhiều đầu mối như hiện nay.

- Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về lao động là người khuyết tật song pháp luật cũng cần quy định về môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật và xác định rõ thế nào là môi trường làm việc phù hợp. Quy định cụ thể môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật giúp cho người sử dụng lao động xác định được kế hoạch hỗ trợ tốt nhất cho người lao động khuyết tật trong quá trình làm việc. Đồng thời cũng cần có quy định về ngành nghề ưu tiên cho người khuyết tật, mang tính đặc thù cho người khuyết tật.

3.2.1.2. Về Luật việc làm năm 2013

- Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc làm đảm bảo sự thống nhất, ổn định trong các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến Luật và các văn bản dưới luật. Việc hoàn thiện và thống nhất các quy định

này nhằm đảm bảo không chỉ thống nhất, ổn định mà còn có tính dự báo cao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, tiến tới việc tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực việc làm.

- Cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết và phù hợp về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn. Tuy nhiên, nhiều người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Khó khăn trong việc thực hiện chính sách BHTN hiện nay là nhận thức của một số người lao động, người sử dụng lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia và hưởng BHTN. Hiện vẫn còn tình trạng người lao động không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm, doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động. “Việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động là để Trung tâm dịch vụ việc làm nắm được tình hình lao động trên địa bàn, thực hiện tư vấn việc làm hoặc học nghề cho người lao động. Qua đó giúp người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lao động sau một thời gian đã có việc làm và “quên” tới khai báo với cơ quan chức năng. Chính vì vậy theo quy định, họ sẽ bị dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp”. Phần lớn các đơn đăng ký hưởng BHTN có câu "tự tìm việc làm". Bởi vấn đề mà người lao động quan tâm không phải là được đào tạo nghề để tìm việc mà là được nhận bao nhiêu tiền. Thậm chí, một số người lao động còn chủ động nghỉ việc để hưởng BHTN. Làm cho các cơ quan chức năng không có biện pháp xác minh các trường hợp nộp hồ sơ xin hưởng BHTN có thực sự đang thất nghiệp hoặc không xin được việc hay không. Nếu không kiểm soát được tình trạng trục lợi BHTN như hiện nay thì nguy cơ số tiền thất thoát là rất lớn và gây thiệt thòi cho những người lao động bị rủi ro thực sự. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn cụ thể về “lý do chính đáng” trong việc từ chối hai lần nhận công việc mà

Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu theo hướng chú ý đến hoàn cảnh và điều kiện vật chất, phương tiện đi lại đối với công việc được giới thiệu có phù hợp với thực tế để bổ sung vào “lý do chính đáng”. Đặc biệt, đối với trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động tham gia đào tạo, học nghề với thời hạn đủ 12 tháng trở lên. Cần có hướng dẫn cụ thể về mốc thời gian này có tính đến tỷ lệ thời gian đóng BHTN, công việc cụ thể đảm nhiệm trước khi mất việc làm để có mức thời gian hợp lý hơn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động có trình độ cao thì thời gian học nghề không chỉ là đủ 12 tháng.

Ngoài ra, có thể nghiên cứu để mở rộng đối tượng tham gia BHTN, không chỉ là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành mà cần mở rộng thêm đối với người nước ngoài, người không có quốc tịch Việt Nam khi làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam. Nếu mở rộng các đối tượng này được tham gia BHTN sẽ góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước và quốc tế, đảm đảm được nguyên tắc đối xử quốc gia về việc tham gia BHTN cũng sẽ làm tăng nguồn thu cho quỹ BHTN.

- Cần có hướng dẫn và quy định việc đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia một cách công tâm, khách quan để chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phản ánh đúng thực chất trình độ tay nghề của người lao động dựa trên nhiều yếu tố trong đó có trình độ tay nghề thông qua chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để việc đánh giá tay nghề người lao động thực sự thực chất và để thuận tiện trong việc quản lý, theo dõi chất lượng nguồn nhân lực lao động từ đó có những định hướng phù hợp.

- Cần quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn Luật việc làm về chế tài đối với các nhà thầu khi thực hiện dự án hoặc thông qua các hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã không tuân thủ đúng phương án sử dụng lao động sẽ bị đình

chỉ hoạt động và xử phạt vi phạm tùy theo mức độ vi phạm để có tính ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu với nhà nước, với chính quyền địa phương và người dân có nhu cầu làm việc.

- Trong Luật việc làm có rất nhiều điều giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết, đề nghị cần sớm ban hành một số Nghị định hướng dẫn thi hành Luật việc làm năm 2013, như: Quy định về mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện đảm bảo tiền vay trong quy định về điều kiện vay vốn; cần quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công, cũng như hỗ trợ việc làm cho thanh niên, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vấn đề hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm, bảo đảm cân đối quỹ BHTN…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)