Nội dung cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 29)

1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm

2013 khẳng định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”; Bô ̣ luâ ̣t Lao đô ̣ng năm 2012 đã dành trọn Chương II để quy đinh về việc làm, với các quy định cụ thể về quyền làm việc của người lao động; quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động; chính sách Nhà nước hỗ trợ việc làm; chương trình việc làm; tổ chức dịch vụ việc làm… Luật việc làm năm 2013 có những quy định cụ thể về chính sách, pháp luật như: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm; chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với lao động nông thôn; chinhs ách việc làm công... Ngoài ra, Nhà nước cũng đã ban hành Luật Bảo hiểm Xã hội , Luật Dạy nghề , Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ...; Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p, Luật Hợp tác xã ... trong đó có những quy định về giải quyết việc làm, đẩy mạnh tạo việc làm gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chủ động sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo hướng thị trường, phù hợp dần với bối cảnh hội nhập quốc tế.

Song song đó, nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành và thực thi như : huy đô ̣ng nguồn vốn đầu tư phát triển , đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm ; lâ ̣p Quỹ Quốc gia về viê ̣c làm để cho vay vốn ta ̣o viê ̣c làm với lãi suất ưu đãi ; hình thành Quỹ Giải quyết việc làm địa phương ; hình thành và phát triển hệ thống các Tổ chức dịch vụ việc làm, và các cơ sở đào tạo nghề xã hội ; phát triển nhiều hình thức, mô hình tổ chức giải quyết viê ̣c làm phong phú , đa da ̣ng; quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao đô ̣ng nhằm giải quyết viê ̣c làm với thu nhâ ̣p cao , đồng thời nâng cao trình độ tay nghề , tác phong công nghiệp cho người lao đô ̣ng ... từ đó , góp phần nâng cao nhâ ̣n thức của các cấp , các ngành về tạo việc làm cho người lao đô ̣ng, qua đó, đã huy đô ̣ng được mo ̣i nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

lao đô ̣ng là mô ̣t trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách kinh tế – xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, cụ thể:

“Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định rõ: “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Thực hiện chủ trường, chính sách đó, trong những năm qua các cấp, các ngành đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt nên đã góp phần tích cực giảm sức ép việc làm trong nước, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.

Về chính sách, pháp luật: Các chính sách về việc làm đã được luật hoá trong Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã quy định một số tiêu chuẩn cơ bản, các chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu điều chỉnh đối với lao động có quan hệ lao động, các đối tượng khác như việc làm ở khu vực phi chính thức/phi kết cấu, khu vực nông thôn chưa được quy định cụ thể.

Nhiều quy định mới chỉ được thể hiện bằng các văn bản dưới luật, tính pháp lý chưa cao, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Các chính sách còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể, còn thiếu các chính sách về bình đẳng việc làm, việc làm an toàn, các quy định về việc làm đầy đủ, việc làm bán thời gian; các khái niệm, định nghĩa về thị trường lao động chưa được xác định rõ; các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu

cầu thực tiễn ... gây khó khăn trong hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực việc làm.

Về tổ chức thực hiện: Các chính sách được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên, việc triển khai tại một số địa phương gặp nhiều lúng túng, vướng mắc do cơ chế chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm giữa các cơ quan thực hiện. Một số địa phương, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách đã được ban hành, ví dụ như quy định về việc thành lập Quỹ Giải quyết việc làm địa phương, đảm bảo tỷ lệ lao động là người tàn tật, việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, ...

Trái với quy định, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với kế hoạch tạo việc làm, tuy nhiên, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khi triển khai không gắn với quy hoạch nguồn nhân lực cũng như kế hoạch tạo việc làm cho người lao động dẫn đến tình trạng nhiều khi không tuyển được lao động, hoặc có tuyển được nhưng không đáp ứng yêu cầu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các chương trình, dự án đó.

Các dự án cho vay giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm chủ yếu là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp nên nhìn chung chưa tạo thêm nhiều việc làm mới; một số dự án cho vay sai mục đích , không đúng đối tượng; nhu cầu vay vốn lớn nhưng ngu ồn vốn có hạn , cơ chế quản lý , sử du ̣ng nguồn vốn chưa hợp lý gây ảnh hưởng đáng kể đến hoa ̣t đô ̣ng của quỹ.

Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ng oài là hoạt động mang ý nghĩa chính trị – kinh tế – xã hội quan trọng nhưng mức độ quan tâm chưa cao, thể hiê ̣n ở chỗ người đưa đi chủ yếu là lao đô ̣ng phổ thông, ý thức kỷ luật còn thấp, tỷ lệ bỏ trốn cao hơn các nước trong khu vực; còn nhiều tiêu cực trong hoa ̣t đô ̣ng XKLĐ…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)