Về chương trình quốc gia việc làm
Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ - TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Việc làm giai đoạn 2012-2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 28/2/2008 của UBND tỉnh về việc kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN-GQVL tỉnh, Chỉ thị số 12/CT-UBND về tăng cường quản lý, đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác cho vay giải quyết việc làm của UBND tỉnh. Ở các huyện, thị xã thành phố và các xã, phường, thị trấn đã xây dựng, ban hành Chương trình GQVL giai đoạn 2011- 2015 cơ bản đúng quy trình, nội dung, có mục tiêu, giải pháp cụ thể và thành lập Ban chỉ đạo Chương trình XĐGN- GQVL do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban.
Tính chung từ năm 2011 - 2015, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 158.741 lao động (trong đó: giải quyết việc làm mới cho 104.500 lao động, tạo thêm việc làm cho 54.241 lao động thiếu việc làm) đưa tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 2,41% (năm 2011) đến nay xuống còn 2,35% (năm 2015), tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 78,2% (năm 2011) lên 80,02% [24].
Về quỹ quốc gia về việc làm
Để giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã có các chính sách về hỗ trợ vốn để tạo việc làm, hàng năm tỉnh đã trích ngân sách bổ sung nguồn vốn Quỹ hỗ trợ việc làm. Để góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, UBND tỉnh đã ban
hành “Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình từ 2010 đến 2015”. Tỉnh cũng đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp trong công tác đào tạo và sử dụng nhiều lao động địa phương; chính sách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. UBND tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư và quản lý Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó đã hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn. Hình thành các tổ hợp sản xuất ở nông thôn để giải quyết việc làm cho người lao động...
Nhằm cụ thể hoá chủ trương giải quyết việc làm cho lao động, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm, chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn, các ngành sản xuất, kinh doanh cụ thể hoá bằng các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện hàng năm, tập trung thực hiện một số hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, như hoạt động vay vốn. Tính đến 30/10/2016, tổng nguồn vốn vay từ Qũy quốc gia về việc làm là 92.438 tỷ đồng (trong đó: Nguồn vốn Trung ương là 73.354 tỷ động, vốn địa phương 19.084 tỷ đồng, trên 4.288 khách hàng vay với tổng dư nợ trên 89 tỷ động, doanh số cho vay 29 tỷ đồng, số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 1.144 lao động [25].
Quá trình triển khai Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm tuy có đạt được những kết quả đáng kể song nhìn chung vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Nguồn vốn Trung ương qua các năm được phê duyệt chậm, dẫn đến việc phân bổ, triển khai và tiến độ thực hiện chương trình ở tỉnh chậm. Việc thu hút lao động tạo việc làm mới còn hạn chế, một số địa phương cho vay gần như chia đều và quá nhiều đầu mối dự án. Các dự án nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh có mức vay tương đối lớn và thu hút được nhiều lao động có việc làm ổn định, trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tình hình vốn tồn đọng ước ở mức 3,9%, nguyên nhân là nguồn vốn Trung ương thông báo chậm về cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Tình hình nợ quá hạn ở mức cao 2,5%, nguyên nhân do một số dự án bị rủi ro trong sản xuất- kinh doanh. Mặt khác, công tác thẩm định cho vay thiếu chặt chẻ và công tác đôn đốc thu hồi vốn chưa được thường xuyên.
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26/01/20155 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Qua 5 năm triển khai thực hiện, kết quả đạt được:
- Tổng số LĐNT học nghề: 62.840 người (đạt 75,6% so với mục tiêu của Đề án đề ra), trong đó học nghề theo Đề án 1956: 19.977 người; các Đề án, chương trình khác (Đề án 30a, Khuyến công, Đề án 295, chương trình 135…): 21.333 người; tự đi học nghề và thanh toán chi phí đào tạo: 18.461 người.
Riêng LĐNT được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 đạt 47,2% so với mục tiêu đề ra trong 6 năm (từ 2010-2015). Cụ thể theo năm: năm 2010: 3.089 người, năm 2011: 3.475 người, năm 2012: 2.128 người, năm 2013: 3.100 người, năm 2014: 3.641 người, năm 2015: 4.544 người). Theo từng đối tượng: Nhóm 1: 6.058 người, Nhóm 2 (LĐNT thuộc cận nghèo): 2.224 người; Nhóm 3: LĐNT khác: 11.695 người.
Tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 có việc làm sau học nghề: 15.158 người (đạt 75,5%), trong đó: Thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp: 16 người, Tự tạo việc làm (tự tạo việc làm mới hoặc vẫn làm việc cũ nhưng năng suất, hiệu quả cao hơn): 9.556 người, Được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng: 4.424 người; Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm: 1.162 người [33].
- Về đào tạo cán bộ công chức cấp xã : Trên cơ sở mu ̣c tiêu của Quyết định số 1956, UBND tỉnh đã quan tâm đẩy ma ̣nh côn g tác đào ta ̣o, bồi dưỡng cán bộ , công chức xã , Sở Nội vụ đã rà soát đối tượng; xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tổ chức đánh giá, kiểm tra kết quả, chất lượng cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã ngày một nâng lên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có năng lực được tăng cường, bổ sung, tạo nguồn cán bộ bổ sung cho các chức danh chủ chốt của xã. UBND tỉnh đã tập trung mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở xã. Trong 6 năm (2010-2015) đã tổ chức 94 lớp bồi dưỡng cho 4.935 lượt cán bộ, công chức xã, trong đó, được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng là 1.585 người [33].
- Tổng kinh phí thực hiện chương trình là: 120.254 triệu đồng, trong đó: Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề thực hiện Đề án 1956: 86.832 triệu đồng. Kinh phí địa phương: 1.940 triệu đồng. Các nguồn khác: 31,482 triệu đồng [33].
- Về cho vay vốn đối với LĐNT học nghề và sau học nghề: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các Ngân hàng cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội kịp thời nắm bắt nhu cầu về nguồn vốn của các đối tượng thụ hưởng để lập kế hoạch xin bổ sung nguồn vốn từ Hội sở chính của Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng thời chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát các đối tượng tại địa phương có nhu cầu vay vốn để kịp thời lập hồ sơ giải ngân. Kết quả trong 06 năm (2010- 2015) thực hiện cho vay 1.649 LĐNT học nghề theo Quyết định 1956 với số tiền 14,69 tỷ đồng, bình quân cho vay 8,9 triệu đồng/lao động, cho vay sau khi học nghề từ Chương trình cho vay giải quyết việc làm là 116 LĐNT với số tiền 2,32 tỷ đồng, bình quân cho vay trên 20 triệu đồng/lao động [33].
Về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Quảng Bình xác định hoạt động xuất khẩu lao động là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, đóng góp tích cực ngân sách của địa phương. Xác định tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động, chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động, giao trách nhiệm cho ngành Lao động Thương binh xã hội là cơ quan thường trực tham mưu, theo dõi công tác xuất khẩu lao động trong toàn tỉnh. Tích cực huy động các ngành, các cấp tham gia xây dựng và thực thi các chương trình, đề án về xuất khẩu lao động.
Từ năm 2010 - 2015, toàn tỉnh đã tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các hội nghị, các kênh thông tin đại chúng về công tác xuất khẩu lao động đến mọi tầng lớp nhân dân, nên kết quả năm sau cao hơn năm trước. Kết quả đạt được qua các năm là: năm 2013 là 2.397 người, năm 2014 là 2.540 người, năm 2015 là 2.366 người và năm 2016 là 2.430 người. Thị trường xuất khẩu lao động đi làm việc chủ yếu là Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan và một số nước khác.
Có được kết quả như vậy là do Đảng ủy, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi lao động ở nước ngoài để tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Thông tư Liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn này. Phần lớn các thị trường xuất khẩu lao động thu nhập thấp; thị trường tiềm năng như Hàn Quốc thì gặp khó khăn do lao động bỏ trốn khi hết thời hạn hợp đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm đến chính
sách hỗ trợ theo Thông tư Liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH với nguyên nhân là doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ, định hướng... cho đến khi lao động được xuất cảnh, doanh nghiệp mới được thanh toán. Mặt khác, khi đào tạo xong, lao động không tham gia xuất khẩu, doanh nghiệp không được thanh toán các khoản chi phí đã bỏ ra, do vậy doanh nghiệp chưa quan tâm đến chính sách này.
Mặt khác, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, mặc dù được bổ sung thêm một số đối tượng được hưởng chính sách này, tuy nhiên vẫn còn hạn chế (chủ yếu thân nhân người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số) nhưng thực tế đối tượng này ít có khả năng để tham gia xuất khẩu lao động. Số lao động xuất khẩu lao động qua các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ 1-5 lao động. Do vậy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp chưa thực hiện được. Chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ tay nghề, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của việc xuất khẩu lao động.
Về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, phần đông dân số sinh sống ở nông thôn nên lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, trong công cuộc CNH, HĐH và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nên lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Theo đó, cơ cấu việc làm của lao động nữ cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã có nhiều biện pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nữ như: triển khai cho vay vốn giải quyết việc làm; đào tạo và chuyển đổi nghề cho lao động nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ dễ tiếp cận thị trường lao động như: tổ chức các mô hình liên kết sản xuất, phối hợp với các doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề gắn với giải
quyết việc làm nên việc giải quyết việc làm cho lao động nữ đã có tăng hơn trước. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới thì việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các Chương trình, dự án trên địa bàn như Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giảm nghèo; các Đề án về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm… đã phát huy trong thực tế, tác động tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ.
Quảng Bình cũng đã quan tâm đến việc thành lập và phát huy tác dụng của Trung tâm giới thiệu việc làm; hàng năm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các sàn giao dịch việc làm, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng và người tìm việc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động. Đặc biệt bước đầu đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng.
Công tác xuất khẩu lao động có nhiều chuyển biến tích cực, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm theo hình thức xuất khẩu lao động trên 2.000 người, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng.
Từ công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động, số lao động nữ làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên, có việc làm và tăng thu nhập đã giúp lao động nữ có khả năng đáp ứng được những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, nâng cao vị thế của phụ nữ, góp phần vào duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn về thực hiện việc làm và giải quyết việc làm ở tỉnh Quảng Bình