2.1. Thực trạng pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm
2.1.1. Về trách nhiệm các bên trong lĩnh vực việc làm
2.1.1.1. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động
Trong vấn đề giải quyết việc làm , Nhà nước có vai trò , trách nhiệm rất lớn trong việc hoạch định chính sách, pháp luật và quản lý ở tầm vĩ mô.
Đối với Nhà nước, chủ thể quản lý xã hội, đồng thời là người sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội, việc tạo ra việc làm, nâng cao giá trị của việc làm là vô cùng quan trọng. Vì, mọi thu nhập chủ yếu của Nhà nước đều từ hoạt động lao động. Sinh hoạt quan trọng nhất của Nhà nước và doanh nghiệp chính là sự vận động tạo việc làm và thực hiện việc làm. Vì vậy, chính sách tạo và giải quyết việc làm là chính sách có ý nghĩa sống còn của Nhà nước và xã hội [12, tr.32].
Trách nhiệm của Nhà nước là rất to lớn trong việc giải quyết việc làm thể hiện ở đảm bảo việc làm thông qua hoa ̣ch đi ̣nh , xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chính sách việc làm và lao động , đảm bảo cơ hội làm việc bình đẳng , công bằng cũng như xây dự ng, tạo lập các công cu ̣, thể chế hỗ trợ trong lĩnh vực ta ̣o và giải quyết việc làm . Nhà nước còn đóng vai trò trong việc có chính sách khuyến khích cầu lao động như thu hút đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút lao động , cho vay vốn giải quyết việc làm và tự ta ̣o việc làm ; tăng các chương trình , dự án phát triển kinh tế - xã hội thu hút nhiều lao động , chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động , khởi sự
doanh nghiệp; hỗ trợ nhóm lao động yếu thế . Bên ca ̣nh đó, Nhà nước còn có chính sách đầu tư phát triển nguồn lao động, chú tro ̣ng da ̣y nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số, chính sách quản lý lao động di chuyển . Ngoài ra, Nhà nước ban hành các chính sách với vai trò bà đỡ hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp , thúc đẩy tái cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp như chính sách về BHXH, BHTN thông qua các quy đi ̣nh về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc , mất việc làm, về hưu trước thời ha ̣n nh ằm điều hòa mức tiêu dùng , giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người lao động bị mất việc làm và thất nghiệp...
Xuất phát từ vai trò to lớn và quan tro ̣ng của Nhà nước , Điều 9, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2012 quy đi ̣nh trách nhiệm của Nhà nước từ khâu xác định kế hoa ̣ch chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động, chính sách vay vốn , chính sách giảm miễn thuế , chính sách khuyến khích và ta ̣o điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doa nh, coi tro ̣ng ưu đãi về giải quyết việc làm cho các dân tộc ít người , khuyến khích tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước kể cả Việt Nam đi ̣nh cư ở nước ngoài, tiến hành đầu tư giải quyết việc làm . Bên ca ̣nh những quy đi ̣nh có t ính nguyên tắc chung , Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn cũng đã đưa ra các biện pháp cơ bản giải quyết việc làm có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước . Một trong những biện pháp quan tro ̣ng nhằm giải quyết việc làm đ ó là "Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật" (khoản 5 Điều 12).
Đặc biệt, Luật việc làm năm 2013 quy định rất rõ về nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm: Theo đó, nội dung bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm
thất nghiệp. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. Hợp tác quốc tế về việc làm. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm được quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. UBND các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương.
Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên trong quá trình thi hành Bộ luật lao động năm 2012 và Luật việc làm năm 2013 đã có một số vướng mắc, cần phải có sự quan tâm từ phía Nhà nước:
- Theo quy định mới từ Luật việc làm, người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 6 tháng trợ cấp học nghề (tối đa 1 triệu đồng/tháng). Nhưng quy định tại Điểm h, Khoản 3, Điều 53 trong Luật việc làm lại chỉ rõ: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, dù thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu. Thực tế cho thấy đây là quy định làm khó cho người lao động. Và thực tế cho thấy, trong quá trình học tập để nâng cao trình độ sau khi thất nghiệp, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì họ không có tiền đóng học phí, mua sách vở, dụng cụ, chi phí sinh hoạt... Vì thế, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp để đi học thì phải tìm những nghề có thời gian học dưới 12 tháng. Trên thực tế, với thời gian học ngắn như vậy, người lao động
khó kiếm được việc làm ổn định với mức lương khá. Và quy định này không những bất cập mà còn cản trở người lao động nâng cao trình độ. Như vậy thì ý nghĩa của việc trợ cấp thất nghiệp sẽ không còn mang đúng tính chất của nó như quy định tại Khoản 4, Điều 3.
- Chế độ đối với người thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tìm việc làm; hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp: Các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định bao gồm các điều kiện về việc chấm dứt hợp đồng, thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu của NLĐ, đăng ký thất nghiệp và tình trạng tìm kiếm việc làm sau khi chấm dứt hợp đồng [26]. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Với quy định này có thể ảnh hưởng đối với những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp với mức lương cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.
- Vấn đề liên quan đến BHTN: Theo quy định, đối tượng bắt buộc tham gia BHTN được mở rộng. Nghĩa là, người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ 3 tháng trở lên phải tham gia BHTN. Tuy nhiên, theo thực tế số doanh nghiệp đóng BHTN cho lao động vẫn rất thấp. Bởi lẽ, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa ổn định, nhiều đơn vị phá sản, giải thể, chuyển đổi loại hình kinh doanh, cắt giảm lao động khiến doanh nghiệp trốn đóng BHTN. Ngoài ra, làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên trên thực tế, hiện có nhiều doanh nghiệp có trụ sở ở
một vùng nhưng các bộ phận sản xuất kinh doanh ở các vùng khác nhau , nên chưa biết người sử dụng lao động và người lao động sẽ tham gia BHTN theo mức lương nào.
- Theo Luật việc làm năm 2013, người thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp nếu sau hai lần từ chối nhận việc do Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Đây là quy định bất lợi cho lao động nếu không được hướng dẫn rõ thế nào là không có lý do chính đáng. Nếu việc làm không phù hợp với năng lực hoặc đi làm quá xa, người lao động không thể đáp ứng được thì có được xem là chính đáng không?
Bên cạnh đó, chính sách trợ cấp thất nghiệp là để bù đắp thu nhập trong thời gian người lao động không có việc làm, không có nguồn thu nhập khác. Thế nhưng, tình trạng người lao động mất việc song đã tìm được chỗ làm mới nhưng không báo cho cơ quan chuyên trách; người đang làm việc nhưng “giả” thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng đây là một thực trạng nhằm trục lợi BHTN. Việc chi trả bảo hiểm này còn gặp khó khăn và vướng mắc. Người lao động muốn đăng ký hưởng BHTN phải qua rất nhiều thủ tục kê khai. Ngoài ra, trình tự, thời gian đăng ký trợ cấp thất nghiệp vẫn phức tạp, bất cập về thời gian chốt sổ Bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội, tình trạng lạm dụng BHTN hay cơ quan chức năng gặp khó khăn về công tác thu chi… vẫn xảy ra.
2.1.1.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm việc làm cho người lao động
Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc, người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh (Điều 11, Bộ luật lao động năm 2012).
Trước khi quan hệ lao động chính thức được thiết lập giữa hai bên, người sử dụng lao động và người lao động bằng hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải: Cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Khi hợp đồng lao động được thỏa thuận, thống nhất, giao kết và có hiệu lực thực hiện có nghĩa là hai bên đã ràng buộc quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau bằng một hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Khi này, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là phải bố trí việc làm cho người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đơn vị phải thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Ngoài trách nhiệm phải trả lương, phụ cấp lương, thực hiện việc nâng bậc, nâng lương, bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chi trả BHXH, BHYT… theo hợp đồng đã ký, người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác.
Song song với nghĩa vụ, trách nhiệm, người sử dụng còn có quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. Đồng thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh tình trạng người sử dụng lao động tự ý chuyển người lao động làm việc khác, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (khoản 2, Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Người lao động bị ốm đau, tai
nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Tuy nhiên, vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động đối với người lao động cũng có một số vướng mắc, cụ thể:
Một là, việc chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn: Theo quy định trước đây, đối với loại hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến