Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 90 - 92)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

3.2.2. Về tổ chức thực hiện

Một là, tăng cường quản lý nhà nước về việc làm , thực hiện pháp l uật lao động về việc làm , kết hợp công tác kế hoa ̣ch hóa với cập nhật tình hình biến động lao động - việc làm, kết quả thực hiện pháp luật lao động trên thực tế, bảo đảm điều chỉnh các biện pháp thực hiện trong từng thời kỳ . Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng , từng bước thiết lập thể chế thi ̣ trường lao động phù hợp với nền kinh tế thi ̣ trường , đồng thời thực h iện trợ giúp giải quyết việc làm đối với các đối tượng lao động đặc thù (lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc , lao động nữ ...) nhằm khắc phu ̣c những tác động tiêu cực của thi ̣ trường.

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các chính sách và pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước , các tổ chức , doanh nghiệp, tổ chức công đoàn , người lao động. Thực hiện công khai , dân chủ, minh ba ̣ch về chính sách , chế độ, quy

đi ̣nh đối với người lao động và người sử du ̣ng lao động . Đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện của các cơ quan nhà nước và người sử du ̣ng lao động.

Ba là, đồng thời có các biện pháp khuyến khích sự năng động và chủ động tự ta ̣o việc làm cho bản thân và cho người khác của người lao động, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy thi ̣ trường lao động phát triển trên pha ̣m vi cả nước; tăng cường trợ giúp người lao động để họ có đầy đủ thông tin tìm kiếm việc làm, tự ta ̣o việc làm;... Đối với nông thôn, một giải pháp tích cực nhất là ta ̣o việc làm ta ̣i chỗ để có thể khai thác hết tiềm năng lao động và nguồn tài nguyên cho phát triển nông nghiệp.

Bốn là, đối với người sử du ̣ng lao động thì khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm trên cơ sở tuân thủ pháp luật lao động về lao động và việc làm. Khuyến khích và ưu đãi đối với sự thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ta ̣o công ăn việc làm cho người lao động . Cần có biện pháp gi ám sát, cưỡng chế việc thực thi các quy đi ̣nh ta ̣i các doanh nghiệp cũng như ban hành chế tài áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm.

Năm là, xây dựng và hoàn thiện các chính sách và hình thành các quỹ an sinh xã hội. Đặc biệt triển khai thực hiện đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy đi ̣nh ta ̣i Luật việc làm năm 2013. Để phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam giai đoa ̣n 2011- 2020. Tiếp tu ̣c thực hiện các giải pháp đồng bộ về: Tín du ̣ng ưu đãi để khuyến khích người nghèo , người yếu thế có nhiều cơ hội việc làm ; nghiên cứu khả năng và cơ chế hỗ trợ người làm việc trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp ; tiếp tu ̣c hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện BHTN , bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người thất nghiệp, nhanh chóng đưa người lao động trở la ̣i thi ̣ trường lao động…

Sáu là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về pháp luật việc làm của đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ , lao động người khuyết tật , lao động chưa thành niên , lao động nông thôn ... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có biện pháp cu ̣ thể thúc đẩy các tỉnh /thành về việc thành lập Quỹ việc làm của đối tượng lao động đặc thù; Trang bi ̣ kiến thức tiếp xúc, làm việc với đối tượng lao động đặc biệt cho các cán bộ , công nhân viên của doanh nghiệp nhận người lao động vào làm việc ; Nghiên cứu thành lập Hội đồng tư vấn các doanh nghiệp về việc tiếp nhận đối tượng đặc thù vào làm việc.

Bảy là, đẩy ma ̣nh công tác tuyên truyền , phổ biến pháp luật lao động trên mo ̣i vùng , miền, khu vực, các loa ̣i hình doanh nghiệp , cá nhân, tổ chức. Thúc đẩy, hỗ trợ các hoa ̣t động thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp , các ngành và người dân về các chủ trương , chính sách, thông tin việc làm, thị trường lao động , xuất k hẩu lao động , các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp , người lao động gặp khó khăn do suy giảm kinh tế...

Tám là, hoàn thiện hệ thống thông tin thi ̣ trường lao động hướng tới mục tiêu hiệu quả và chất lượng : về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thi ̣ trường lao động , hoàn thiện cổng thông tin điện tử việc làm , điều tra thi ̣ trường lao động, dự báo thi ̣ trường lao động theo quý, 6 tháng và hàng năm để các nhà làm luật có sự sửa đổi , bổ sung ki ̣p thời các quy đi ̣nh pháp luật điều chỉnh vấn đề việc làm và giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)