3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tăng cường thực hiện các chính sách kinh tế gắn với giải quyết việc, tạo việc làm mới làm cho lao động
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá các thành phần kinh tế là tiền đề quan trọng để giải quyết việc làm cho người
lao động. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai… nhất là hệ thống luật pháp kinh tế nhằm cụ thể hoá, tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ thông qua các chính sách như: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chính sách miễn giảm thuế… Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
Coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh theo hướng phân định ngành nghề, lĩnh vực đào tạo và hợp tác đào tạo trên cơ sở năng lực hiện có của các trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng nhân lực qua đào tạo
- Quan tâm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực đô thị sang hướng dịch vụ và công nghiệp để đưa các đô thị thực sự trở thành đầu tàu tăng trưởng của khu vực của tỉnh, tạo động lực lan tỏa đến các vùng nông thôn. Xây dựng chương trình cụ thể, khả thi nhằm tạo việc làm đi đôi với đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cao vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Phát triển các khu công nghiệp, các khu thương mại dịch vụ gắn với các khu kinh tế, khu du lịch, đô thị và vùng nông thôn, miền núi, khu kinh tế cửa khẩu dựa trên cơ sở thu hút và đầu tư có trọng điểm, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh để thu hút nhiều lao động.
Tiếp tục phát triển du lịch để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cuả tỉnh. Triển khai, quản lý qui hoạch về du lịch đã được phê duyệt, đồng thời tiến hành xây dựng các qui hoạch mới như qui hoạch phát triển khu du lịch sinh thái ở Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến... khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí, lữ hành, vận chuyển. Nghiên cứu và phát triển các hình thức xúc tiến nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và trên thế giới đầu tư vào địa bàn tỉnh.
- Quan tâm phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước
Tỉnh cần khuyến khích phát triển kinh tế đa sở hữu, chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã để trở thành phổ biến trong nền kinh tế. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh và nâng cao chất lượng hơn nữa. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch các qui định liên quan đến điều kiện kinh doanh. Xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp chiếm dụng lao động như may mặc, chế biến nông – lâm- thủy sản nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sang hướng công nghiệp và dịch vụ.
Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cơ chế vốn trung, dài hạn về vay vốn đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới có sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Cần nhanh chóng bổ sung, hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trên cơ sở phát huy các lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. Ưu tiên thúc đẩy phát triển ngành du lịch, phát triển công nghiệp một cách hợp lý, tập trung phát triển những sản phẩm có lợi thế; phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng chuyên canh cây nguyên liệu với qui mô lớn như cao su, keo,... khuyến khích, có cơ chế ưu đãi thu hút các
doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi, nông thôn, vùng động lực ven biển, khu công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động địa phương.
Đổi mới xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất hàng hóa qui mô lớn theo hướng gia trại, trang trại có qui mô phù hợp với từng hộ gia đình, từng khu vực. Chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh. Áp dụng qui trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tăng cường công tác thú y, phòng ngừa dịch bệnh; xây dựng những cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp thu hút nhiều lao động nữ. Khuyến khích phát triển kinh tế đa sở hữu, chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã để trở thành phổ biến trong nền kinh tế. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển. Phát triển kinh tế hợp tác đa dạng, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất... Trong thời gian tới cần có những chủ trương khuyến khích mở rộng mô hình hợp tác xã có đông lao động nữ để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ trung niên.
- Xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa trong vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, có chính sách hỗ trợ liên doanh, liên kết giữa các trường đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp nhằm đào tạo lao động có tay nghề, nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế hỗ trợ chi phí cho người lao động trong việc học tập nâng cao tay nghề theo cơ chế doanh nghiệp – nhà nước – người lao động cùng chia sẻ.
Bên cạnh nguồn ngân sách của Nhà nước, từ các chương trình mục tiêu, các cấp, các ngành tăng cường khai thác các nguồn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây
dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, tổ hợp sản xuất có sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ người lao động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.