Về pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 86)

3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

3.1.3. Về pháp lý

tâm bằng việc ban hành các bộ luật, luật, nghị định để tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện đã đạt được kết quả đáng ghi nhận song hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Do được vận hành bởi rất nhiều luật và văn bản dưới luật khác nhau có liên quan như Bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Luật người khuyết tật và các văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành nên hệ thống pháp luật về việc làm còn manh mún, tản mạn, thiếu thống nhất, không những dễ xảy ra xung đột pháp luật, phá vỡ nguyên tắc thống nhất của các quy phạm pháp luật mà còn gây khó khăn cho công tác tập hợp, hệ thống hoá pháp luật cũng như khi cần áp dụng luật phải tìm và vận dụng ở nhiều văn bản khác nhau.

Một số quy định pháp luật về việc làm còn mang nặng tính tuyên ngôn pháp lý, hoặc tính định hướng, dự báo; phản ánh chưa đầy đủ những nhu cầu của xã hội và chưa phù hợp với đối tượng tác động, các chế tài còn chưa đủ độ mạnh cần thiết nên hiệu quả áp dụng không cao.

Chính sách về việc làm nằm rải rác ở nhiều văn bản (như: Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Người khuyết tật….), xuất hiện sự chưa đồng bộ giữa các văn bản cả về nội dung và thời gian gây lúng túng cho việc tổ chức thực hiện. Ví dụ: chính sách việc làm cho người khuyết tật được quy định không thống nhất trong Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Người khuyết tật năm 2010. Chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm (càng nhiều việc làm càng tốt), chưa chú trọng đến chất lượng việc làm cho nên tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm còn thấp.

Hiện nay, mới chỉ có chính sách tạo việc làm chung và cho một số đối tượng đặc thù chưa có chính sách việc làm theo ngành, vùng kinh tế nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực

nông nghiệp hoặc khu vực phi chính thức có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Chưa có chính sách khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gia đình họ đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng hiệu quả thu nhập có được từ việc đi lao động ở nước ngoài

Những quy định về việc làm đối với các đối tượng đặc thù mới chỉ dừng ở những quy định về chính sách hỗ trợ việc làm của nhà nước đối với các đối tượng đặc thù, chưa có quy định về việc bảo đảm việc làm, bình đẳng về việc làm đối với các đối tượng này.

Một số quy định về bảo đảm việc làm không khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tiễn như: quy định về trách nhiệm đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng vào chỗ làm việc mới trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ (nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định này là không hợp lý, can thiệp vào quyền tự do kinh doanh và sử dụng lao động của doanh nghiệp, đẩy trách nhiệm cho doanh nghiệp), quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (đã được thay thế bởi chính sách bảo hiểm thất nghiệp).

Quy định về trách nhiệm đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng vào chỗ làm việc mới trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ là chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động.

Đối tượng, phạm vi tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy được hết lợi ích của chính sách này. Đối với những đối tượng doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, người lao động giao kết hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc dưới 12 tháng, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... thì đây là những đối tượng có khả năng mất việc làm cao, cần quan tâm hỗ trợ thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thiếu bình đẳng trong việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp…

và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cần quán triệt các quan điểm về giải quyết việc làm để kịp thời thể chế hóa và ban hành các quy định kịp thời thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật việc làm và giải quyết việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)