Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 63 - 64)

2.1. Chủ thể và việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể

2.1.5. Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát tham gia q trình chứng minh thơng qua hai hoạt động là tham gia phiên tòa và kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. cụ thể Điều 58 BLTTDS 2015

1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.

3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này.

4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.

5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật.

8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này [30]. Khi đó tịa án nhân dân phải chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát nghiên cứu (trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với tòa án cấp phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đã kháng nghị theo theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm) [41] trong một thời gian luật định để tiến

Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm khi xét thấy có căn cứ, khi đó viện kiểm sát phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57, khoản 7 Điều 58 BLTTDS 2015, có quyền nghiên cứu hồ sơ (Điều Khoản 3 Điều 58), Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. (khoản 4 Điều 58 BLTTDS 2015)

Như vậy, với hành vi kháng nghị Viện kiểm sát cũng tham gia hoạt động chứng minh một cách hết sức tích cực. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ của Viện kiểm sát do luật định, sau khi đương sự thực hiện hoàn tất quyền và nghĩa vụ của mình thì trong nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát xét thấy việc xét xử của tịa án là chưa cơng bằng nên thực hiện quyền kháng nghị của mình. Cũng tương tự, khi đương sự có u cầu, khiếu nại đối với việc tịa án thu thập chứng cứ thì để đảm bảo khách quan, Viện kiểm sát phải tham gia để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như pháp chế của nhà nước – đây là một nghĩa vụ phái sinh vì nếu đương sự khơng thực hiện hoạt động chứng minh thì viện kiểm sát cũng khơng thể thực hiện hoạt động chứng minh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)