Thực trạng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 81 - 83)

3.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố

3.1.1. Thực trạng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về

về nghĩa vụ chứng minh

Lần đầu tiên, Bộ luật TTDS 2015 quy định về các biện pháp thu thập

chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo các đương sự có đầy

đủ các chứng cứ để cung cấp cho Tòa án cũng như đảm bảo các chứng cứ đó

có tính hợp pháp. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015 mới chỉ quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhưng lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó, trong khi

các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015 lại được quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập. Thiết nghĩ, để các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh và được Tòa án sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì các nhà làm luật cần bổ sung trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ đối với các biện pháp thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.

Bộ luật TTDS năm 2015 bổ sung các quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự. Theo đó, các

đương sự phải cung cấp chứng cứ trong thời hạn do thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự ấn định, nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự, trừ trường hợp quy

Tuy nhiên, chứng cứ không được chấp nhận do đương sự cung cấp đã quá thời hạn cung cấp mà thẩm phán ấn định có thể lại được thẩm phán thu thập theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015 không? Vấn đề này cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, do đã hết thời hạn cung cấp chứng cứ mà khơng có lý do chính đáng nên chứng cứ này sẽ không được thẩm phán thu thập kể cả trong trường hợp chứng cứ đó có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc. Ý

kiến khác lại cho rằng, với các biện pháp thu thập chứng của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015 thì thẩm phán hồn tồn có quyền thu thập chứng cứ này nhằm đảm bảo Tòa án có đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự chính xác.

Về nguyên tắc, tất cả các chứng cứ mà đương sự cung cấp khi đã quá thời hạn cung cấp do thẩm phán ấn định mà khơng có lý do chính đáng đều khơng được chấp nhận nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự, tránh tình trạng các đương sự thiếu trung thực trong việc cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, với trách nhiệm hỗ trợ thu thập chứng cứ của Tòa án quy định trong Bộ luật TTDS 2015 thì Tịa án có thể thu thập các chứng cứ này để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Điều này đã tự nhiên làm cho các quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ trở thành khơng có ý nghĩa cũng như dẫn đến tình trạng Tịa án có thể thiếu cơng bằng, khách quan trong việc thu thập chứng cứ khi cố ý thiên vị cho một bên đương sự. Do đó, Tịa án nhân dân tối cao cần

có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng: Tịa án khơng được thu thập các chứng cứ mà đương sự đã cung cấp quá thời hạn cung cấp chứng cứ nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự cũng như đảm bảo sự công bằng, khách quan trong việc thu thập chứng cứ của Tòa án.

Quy định tại khoản 5 Điều 96 Bộ luật TTDS 2015 về nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ giữa các đương sự ln là hình thức khi mà Bộ luật TTDS 2015 không quy định về thời hạn các đương sự có nghĩa vụ chuyển giao

tài liệu, chứng cứ cho nhauvà hậu quả pháp lý khi các bên đương sự không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao. Thực tế hiện nay ở tại các Tịa án, do khơng có quy định về hậu quả pháp lý nên gần như các đương sự không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ cho nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 81 - 83)