Nghĩa vụ chứng minh từ thực tiễn hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)

3.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố

3.1.2. Nghĩa vụ chứng minh từ thực tiễn hoạt động xét xử

Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự là giải quyết các quan hệ có tính chất “riêng tư” của các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Một trong những quy định của BLTTDS 2015 nhằm bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong tố tụng dân sự đó là cho phép các đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình. Khi các đương sự có u cầu thì đều phải chứng minh u cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đây là nguyên lý đặc trưng trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo quy định của BLTTDS 2015, yêu cầu của đương sự có thể xác định cụ thể, đó là: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Qua lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cho thấy, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự ngày càng được xác định chắc chắn và rõ nét là gắn liền với chủ thể có quyền lợi từ việc giải quyết vụ việc dân sự. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 khơng có quy định rõ ràng về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự, mà tại Chương 7 của Pháp lệnh này chỉ có quy định thẩm phán phải điều tra vụ án dân sự trước khi hòa giải, xét xử. Quy định này dường như đã đẩy quá nhiều gánh nặng chứng minh cho tịa án. Điều này là khơng phù hợp, bởi việc giải quyết quan hệ dân sự là giải quyết lợi ích tư của các chủ thể. Để khắc phục những hạn chế trên,

từ khi xây dựng BLTTDS 2004 và đến BLTTDS 2015, nhà làm luật đã thiết lập một chế định riêng về chứng minh trong tố tụng dân sự, trong đó các điều luật quy định rõ nét về “nghĩa vụ chứng minh”. Nội dung của quy định này nhằm xác định rõ “gánh nặng” chứng minh trong tố tụng dân sự thuộc về đương sự, tránh việc đương sự đùn đẩy, thối thác trách nhiệm của mình cho chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự mang lại hiệu quả cho hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)