Giai đoạn từ năm 2004 đến trước Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nghĩa vụ chứng minh trong

1.2.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến trước Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

BLTTDS năm 2004 ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng về thủ tục tố tụng nói chung và về chứng cứ và chứng minh nói riêng. Chứng cứ và chứng minh được tách bạch thành Chương riêng quy định từ Điều 79 đến Điều 98. Trong những giai đoạn trước nếu như nguồn chứng cứ chỉ được nói đến chung chung thì đến BLTTDS năm 2004 nguồn chứng cứ đã liệt kê cụ thể, rõ ràng, đầy đủ. Đồng thời, BLTTDS năm 2004 cũng đã hướng dẫn các phương thức để chủ thể chứng minh có thể thu thập tài liệu, chứng cứ, phương tiện chứng minh.

Về cơ bản BLTTDS 2004 đã tháo gỡ phần nào những vướng mắc, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự thời gian trước đó. Nhờ đó, nhận thức của các cá nhân, các cơ quan, tổ chức về các hoạt động thực tiễn trong việc giải quyết vụ án cơ bản đã được nâng lên. Đặc biệt, các chủ thể tiến hành tố tụng đã nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình tới đâu trong phạm vi thu thập chứng cứ và xem xét chứng cứ để giải quyết vụ án. Cịn về phía các chủ thể tham gia tố tụng cũng nhận thức rõ hơn về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình.

BLTTDS 2004 xây dựng hệ thống về chứng minh và chứng cứ khá chặt chẽ các vấn đề như: Chứng cứ, nguồn chứng cứ, phương pháp thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ… cũng đã được BLTTDS 2004 cũng hướng dẫn đầy đủ ngay từ giai đoạn đầu như đương sự nộp đơn khởi kiện, Tòa án thụ lý đến

việc ra các quyết định tố tụng, sau đó là bản án dân sự và cuối cùng là các thủ tục kháng cáo, giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại vụ án. BLTTDS 2004 khơng cịn quy định về việc điều tra chứng cứ như quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 mà BLTTDS 2004 quy định cụ thể những trường hợp Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ. Chủ thể cá nhân, các cơ quan tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tồ án, nếu khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó. Bộ luật đề cao việc chủ động thu thập chứng cứ của các đương sự để chứng minh cho yêu cầu của mình cũng như để bảo vệ lợi ích của mình khơng bị người khác xâm phạm. Khi các đương sự khơng thể tự mình tiếp cận, thu thập chứng cứ có thể u cầu Tịa án giúp mình thu thập tài liệu, chứng cứ. Về phía các cơ quan chức năng cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tố tụng và tạo điều kiện cho các cá nhân khi có nhu cầu thu thập chứng cứ, có như vậy mới đề cao được tính dân chủ, nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

BLTTDS 2004 vấp phải một số vướng mắc về vấn đề chứng cứ, chứng minh như sau:

Theo quy định của điểm d khoản 2 Điều 58 của BLTTDS 2004, đương sự có quyền và nghĩa vụ đề nghị Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, do trình độ nhận thức, nhiều đương sự không biết chữ, hoặc chỉ biết ký nên Tịa án gặp nhiều khó khăn khi u cầu đương sự làm bản tự khai; nhiều vụ án đương sự không chấp hành yêu cầu giao nộp chứng cứ của Tịa án hoặc khơng u cầu Tịa án thu thập chứng cứ dẫn đến việc Tịa án khơng thể giải quyết vụ án một cách

chính xác, khách quan. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các đương sự khơng chấp hành giấy triệu tập của Tịa án, khơng đến Tịa án làm việc dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng phiên tịa, khơng bảo đảm thời hạn tố tụng.

Trên cơ sở này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS 2004 về chứng minh và chứng cứ. Nghị quyết đã hướng dẫn cụ thể, rõ hơn những quy định về chứng minh và chứng cứ trong BLTTDS 2004.

Dù có những bất cập nhưng hơn hết, BLTTDS 2004 ra đời đã thể hiện rõ sự thay đổi trong trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Các nội dung liên quan đến nghĩa vụ chứng minh đã được quy định chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn. BLTTDS 2004 ra đời và đưa vào thực tiễn xét xử dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng trong việc xét xử vụ án dân sự góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đưa đất nước ổn định và phát triển trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)