Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 86 - 87)

3.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố

3.1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ chứng

minh trong tố tụng dân sự

Ngày nay, nhu cầu tồn cầu hóa tự do thương mại và hội nhập quốc tế là xu hướng chung của thời đại và của mỗi quốc gia trong đó đương nhiên có cả Việt Nam. Theo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày ngày 21/01/2016 về việc Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại có nêu:

Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới [36, tr. 34 - 35].

Qua báo cáo chúng ta thấy rằng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hịa bình hợp tác và phát triển chính sách đối ngoại mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Hiện nay, khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển và đang xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì thế, các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại cũng chịu ảnh hưởng bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, khi phát sinh các tranh chấp trong các lĩnh vực này liên quan đến khoa học công nghệ này nếu như những chủ thể thực hiện nhiệm vụ xét xử không bắt kịp sẽ gây khó khăn cho cơng tác xét xử mà cụ thể trong việc xác định nguồn của chứng cứ. Đồng thời, nền kinh tế xã hội phát triển thì các quan hệ xã hội cũng phát triển cũng kéo theo sự gia tăng tranh chấp các quan hệ dân sự hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau ngày một nhiều đa dạng và phức tạp dẫn đến Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày một nhiều các vụ án dân sự, năm sau thường tăng hơn năm trước.

Để đáp ứng với yêu cầu của thời đại, đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập WTO và thuận lợi trong cơng tác xét xử, địi hỏi pháp luật tố tụng dân sự cần thiết phải có sự quy định về đầy đủ, chặt chẽ và cần thiết về các nghĩa vụ chứng minh để giải quyết kịp thời và đúng pháp luật các vụ việc dân sự trong thời đại khoa học kỹ thuật và thương mại phát triển. Có như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế nâng cao chất lượng xét xử nói riêng và cơng tác tư pháp nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 86 - 87)