Kiến nghị liên quan đến việc xác định nguồn chứng cứ để đương sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về

3.2.2. Kiến nghị liên quan đến việc xác định nguồn chứng cứ để đương sự

sự có căn cứ thực hiện nghĩa vụ chứng minh

Trên thực tế, về nguyên tắc, xác định nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được yêu cầu phải xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó nếu âm hình đó nhận được sự đồng thuận từ người bị ghi âm ghi hình thì khơng sao nhưng khi họ khơng nhất trí với việc này ghi âm hình lén nội dung ghi âm, hình do mâu thuận với quyền lợi của họ thì việc có được xác nhận của người đó bị ghi âm ghi hình về xuất xứ của tài liệu này rất khó đối với nguồn chứng cứ là thơng điệp dữ liệu điện tử. Theo quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005 thì:

Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác [23, Điều 14].

Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử lại đưa ra khái niệm:

Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan đến việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. Chứng từ điện tử trong Nghị định này không bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hang, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền [19].

Cần có sự điều chỉnh phù hợp các điều luật thống nhất với nhau và quy định cụ thể, rõ ràng về nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử này.

Về xác định nguồn chứng cứ là kết luận giám định; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản cũng quy định chưa đầy đủ. Điển hình như về giá trị kết luận giám định, định giá, thẩm định giá của cơ quan tổ chức giám định, định giá, thẩm định giá trong trường hợp đương sự yêu cầu các cơ quan tổ chức này cung cấp về vấn đề này tại Báo cáo số 43/BC/TANDTC ngày 26 tháng 2 năm 2015 về tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự đã nhận định như sau:

Bộ luật tố tụng dân sự chưa quy định cụ thể về một số vấn đề như giá trị kết luận giám định, định giá, thẩm định giá của các cơ quan, tổ chức giám định, định giá, thẩm định giá, đặc biệt là trong trường hợp cùng một vấn đề nhưng các cơ quan, tổ chức giám định, định giá, thẩm định giá cho kết luận giám định hoặc giá trị tài sản khác nhau; cơ quan giám định đưa ra kết luận khơng rõ ràng như sử dụng cụm từ "có khả năng"; việc xử lý chi phí giám định, định giá trong những trường hợp đương sự khơng nộp tạm ứng chi phí hoặc chi phí giám định, định giá, đương sự rút đơn khởi kiện, đương sự

không yêu cầu giám định, định giá; việc đo vẽ tài sản là bất động sản trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để tránh trường hợp thực tế tài sản khác so với giấy tờ chứng nhận, khó khăn trong thi hành án; việc xác định giá trị tài sản trong trường hợp mỗi bên đương sự yêu cầu một đơn vị định giá khác nhau, có kết quả định giá khác nhau,… [12, tr. 10].

Như vậy, để tạo điều kiện cho việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ của cá nhân, chủ thể tố tụng chứng minh cho quyền lợi của mình bằng việc Tòa án chấp nhận kết quả kết luận giám định, định giá, thẩm định giá của các cơ quan, tổ chức giám định, định giá, thẩm định giá thì cũng cần phải có quy định chung cho các cơ quan này sao cho kết quả kết luận giám định, định giá, thẩm định giá không bị sai lệch nhiều gây khó khăn cho việc xem xét chứng cứ của Tòa án trong việc giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)