Giai đoạn trước năm 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nghĩa vụ chứng minh trong

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945

Năm 1858 thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, chấm dứt thời kỳ xã hội Việt Nam “thuần” phong kiến chuyển sang chế độ thực dân nửa

phong kiến. Chế độ phong kiến qua đi nhưng vẫn để lại những dấu vết đậm nét về hoạt động lập pháp với nhiều bộ luật khác nhau nhưng có quy mơ và hồn thiện nhất vào lúc bấy giờ phải kể đến ba bộ luật lớn là Quốc Triều Hình Luật (nhà Lê thế kỷ XV), Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ (thế kỷ XV – XVIII), Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long). Do mang ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến nên các bộ luật này mang tính chất hà khắc, vai trị của con người, của cơng dân, của đương sự không được đề cao, thủ tục xét hỏi, thẩm vấn được quy định phổ biến, các chế tài áp dụng mang tính chất hình sự. Vai trò chứng minh của đương sự trong vụ kiện dân sự được quy định một cách tản mạn và không rõ ràng. Tuy vậy, đây cũng là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc quy định vai trị chứng minh của đương sự sau này. Lần đầu tiên trong bộ “Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ” quy định những người kiện tụng có đơn cáo trạng khiếu nại về: ruộng đất khơng xuất trình văn khế, cưới xin khơng sính lễ, treo hỏi, tài sản khơng có trúc thư, tiền nợ khơng có văn tự, đánh nhau khơng có biên bản thương tích, án mạng khơng có nghiệm án, trộm cướp khơng có tang vật, cờ bạc khơng có tang chứng, ức hiếp không phải là người hiền quý danh vọng thì các nha mơn khơng được khám tụng. Nếu nhận bừa thì gom xét sự việc trước sau luận bác đi Vai trò của đương sự lần đầu tiên được nhắc đến một cách rõ ràng trong việc chứng minh yêu cầu của mình bằng cách cung cấp chứng cứ trong những vụ việc cụ thể, nếu khi yêu cầu giải quyết mà đương sự không đưa ra được bằng chứng thì quan xét xử sẽ bác bỏ đơn kiện [40]. Đây là quy định được áp dụng phổ biến khi có việc thưa kiện. Nó được áp dụng rộng rãi khi giải quyết các vấn đề kiện tụng thuộc cả luật hình sự, dân sự và hơn nhân gia đình.

Bằng hai bản thỏa ước ngày 5/6/1882 cắt đứt miền nam bao gồm 6 tỉnh để sát nhập vào lãnh thổ pháp gọi là Nam Kỳ, thỏa ước ngày 6/6/1884 biến miền Bắc và miền Trung thành lãnh thổ bảo hộ của Pháp và đạo dụ năm 1898

của Hoàng đế Đồng Khánh nhượng 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng thành đất nhượng địa cho Pháp, Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp đô hộ. Khi đến nước ta chúng thiết lập một chế độ đơ hộ hà khắc nhằm bóc lộ và vơ vét của cải đặc biệt thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Nhằm phục vụ cho mưu đồ của mình chúng thay đổi nước ta thành một nước thực dân nửa phong kiến. Việc đầu tiên là ban hành các bộ luật nhằm ổn định tình hình trong nước, thiết lập sự đô hộ. Liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự, trong giai đoạn này chúng ban hành một số bộ luật khác nhau như Bộ dân sự tố tụng Nam Kỳ năm 1910, Bộ dân sự tố tụng Bắc kỳ năm 1917, Bắc kỳ pháp viện biên chế năm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng bắc kỳ năm 1921, và Bộ Hộ sự và thương sự Trung Kỳ năm 1942… Các bộ luật này mang tư tưởng phong kiến và dựa trên khuôn mẫu của Bộ luật dân sự Pháp 1807. Trong giai đoạn này, quyền con người, quyền công dân không được để ý đến các quy định tố tụng chủ yếu là tạo điều kiện cho hoạt động bóc lột của thực dân nên vai trò chứng minh của đương sự không được quan tâm nhằm duy trì sự bất bình đẳng. chỉ tồn tại vài quy định nhỏ như “Về phương diện dẫn chứng… buộc bên đương sự nào nại ra phải có

nghĩa vụ dẫn chứng, chứng minh” và “Các đương sự trong một vụ kiện phải dẫn chứng. Mỗi người muốn viện dẫn một sự kiện hay một hành vi pháp lý phải chứng minh sự kiện, hành vi đó” [7]. Đây là một quy định hiếm hoi có

thể tiếp cận được bởi các văn bản thời kỳ này được viết hồn tồn bằng tiếng Pháp, khơng dịch ra chữ Quốc Ngữ cũng như khơng có các cơng trình nghiên cứu chi tiết. Mặt khác, giai đoạn này sử dụng một cách đồng loạt các án lệ nơi tòa án nên các quy tắc thành văn “chủ yếu vạch sẵn tỷ mỉ những lề lối phải

theo như một thơng tư hành chính chứ ít có điều khoản chính xác định thức một nguyên tắc pháp lý tổng quát” – mang tính chất thủ tục [8].

phân chia hai loại đương sự khác nhau. Tòa án do Pháp lập xét xử các công dân của Pháp hoặc những người được biệt đãi như người pháp, tòa án của Việt Nam xét xử những đương sự là người Việt nhưng vẫn bị những nhà cầm quyền người Pháp thâu tóm và thống trị, Việt Nam trong giai đoạn này

“khơng có một nền tư pháp thuần túy bởi vì tất cả các quyền hành hư hay thực đều do nhà cầm quyền Pháp nắm giữ” [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)