Đảo nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 75 - 81)

2.5. Xu hƣớng dịch chuyển nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật

2.5.3. Đảo nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Có thể nói, đảo nghĩa vụ chứng minh là một quy định rất hay nằm trong chế định nghĩa vụ chứng minh. Bởi lẽ, không phải mọi trường hợp chủ thể có nghĩa vụ chứng minh đều có thể chứng minh và ngược lại, chủ thể bị kiện tụng lại chính là bên có cơ sở tốt nhất để chứng minh. Vì thế, đảo nghĩa vụ

chứng minh là vấn đề rất được coi trọng khi xem xét về chế định nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.

* Lịch sử hình thành của việc đảo nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Đảo nghĩa vụ chứng minh là một nguyên tắc lần đầu tiên được nhắc đến trong Điều 139, Luật Sáng chế của Đức năm 1891. Nguyên tắc này sau đó cũng được quy định trong Luật Sáng chế của các nước Ý, Tây Ban Nha và Bỉ. Gần đây nhất, nó được quy định trong một văn kiện rất quan trọng của WTO là tại Điều 34 Hiệp định TRIPS. Đây không phải là việc chuyển nghĩa vụ chứng minh hình thức (hay nghĩa vụ xuất trình chứng cứ - burden of

evidence production) trong một phiên tranh tụng mà là sự giảm bớt nghĩa vụ

nội dung cho nguyên đơn. Theo đó, trong thủ tục tố tụng dân sự, nếu đối tượng sáng chế là quy trình sản xuất một loại sản phẩm, cơ quan xét xử có quyền bắt buộc bị đơn chứng minh cho việc không gây thiệt hại và không vi phạm của mình, tức là quy trình sản xuất ra sản phẩm đó của mình khác với (khơng phải là) quy trình đã được cấp sáng chế [2].

Lý giải cho việc áp dụng nguyên tắc này trong luật sở hữu trí tuệ có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng đó là kết quả của sự phân tích chi phí - lợi ích trong đánh giá tác động quy phạm, một dạng của phương pháp phân tích kinh tế - luật. Theo đó, khi ngun đơn có q ít cơ hội để chứng minh do những trở ngại được coi là do chính bị đơn tạo ra, chẳng hạn không thể biết được bị đơn đã sản xuất và bán các sản phẩm vi phạm sáng chế cho bao nhiêu người và thu được bao nhiêu tiền là việc quá sức của nguyên đơn. Đảo nghĩa vụ chứng minh sẽ là một sự bù đắp cho sự thiệt thòi về vị thế chứng minh cho nguyên đơn và bảo đảm giảm thiểu chi phí tố tụng. Hơn nữa, nếu bị đơn chỉ ra được mình khơng có trách nhiệm gì thì nghĩa vụ trang trải chi phí tố tụng (án phí, chi phí giám định...) vẫn sẽ được

xác định cho bên thua kiện - tức là bên nguyên. Về sau, Tòa án tối cao Liên bang Đức (BGH) đã phát triển thành một nguyên tắc tố tụng, nguyên đơn có thể được giảm bớt nghĩa vụ chứng minh và được đảo ngược nó trong những trường hợp nhất định. Những trường hợp này được xác định là nếu như bị đơn đã đặt nguyên đơn vào một vị thế không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của mình với hành vi của bị đơn, ví dụ như bệnh nhân thì có quá ít kiến thức để chứng minh thiệt hại của mình do sự vi phạm liệu trình của bác sĩ gây ra. Khi đó, nguyên đơn cần được coi như đã thực hiện xong nghĩa vụ chứng minh của mình, và phần nghĩa vụ chứng minh cho nguyên nhân gây thiệt hại được ấn định cho bị đơn. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng không được áp dụng cho tất cả các trường hợp kiện tụng về trách nhiệm dân sự, chỉ trong một số trường hợp kiện ngoài hợp đồng đối với bên bị là người vi phạm nghĩa vụ nghề nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của bác sĩ, hay trách nhiệm sản phẩm. Như vậy, tuy người Đức đã đặt ra ngoại lệ của nghĩa vụ chứng minh với những lý giải hết sức thỏa đáng, song họ luôn thận trọng trước những lạm dụng ngoại lệ này. Ngay cả trong những trường hợp ngoại lệ, người bị thiệt hại vẫn cứ phải chứng minh cho cái thiệt hại xảy ra và chỉ ra được những bất cẩn hoặc cố ý vi phạm của bị đơn. Bởi vậy cái gọi là đảo ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối và cũng lại rất thận trọng. Tòa án tối cao Liên bang Đức gọi đây là nguyên tắc "Giảm nhẹ tới mức đảo nghĩa vụ chứng minh". Hiện nay, vấn đề đảo nghĩa vụ chứng minh được xác định chặt chẽ hơn trong các quy định về trái vụ của Bộ luật Dân sự Đức, Luật Trách nhiệm sản phẩm, Luật Trách nhiệm hành nghề bác sĩ. Đáng lưu ý, nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong trường hợp này vẫn là nghĩa vụ nội dung, chứng cứ họ đưa ra vẫn là chứng cứ chính giống như nguyên đơn khi đi kiện chứ không phải là chứng cứ bác bỏ. Cho tới nay, sau khi lý thuyết về trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm tuyệt đối đã ra đời, đảo nghĩa vụ chứng

đơi khi nó vẫn được dịch chung tên gọi với việc "chuyển nghĩa vụ chứng minh" với những chú giải riêng biệt nhằm phân biệt với việc "chuyển" theo nghĩa truyền thống [2].

 Đảo chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.

Nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 có quy định hồn tồn mới về những trường hợp đương sự không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Cụ thể:

- Người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh được đảo ngược cho bên bị kiện - bên bị kiện phải chứng minh mình khơng có lỗi gây ra thiệt hại.

- Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho tịa án.

- Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp đặc biệt: Luật nội dung có qui định về “đảo” nghĩa vụ chứng minh khi có yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên Luật tố tụng dân sự lại chưa qui định tương thích để phù hợp với luật nội dung. Đó là:

- Chứng minh lỗi trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng thuộc về người có u cầu địi bồi thường. Điều 584 BLDS 2015 qui định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Với quy định này, Bộ

luật dân sự 2015 đã nhấn mạnh vai trò của hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Người bị thiệt hại không cần chứng minh yếu tố lỗi trong quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Bộ luật dân sự 2015 đã tạo ra cơ sở cho phép đương sự không phải chứng minh yếu tố lỗi khi yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đồng nghĩa với việc khi khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, ngun đơn khơng cần cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh lỗi của bị đơn.

Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn rằng, nguyên đơn chỉ được loại trừ nghĩa vụ chứng minh đối với yếu tố lỗi, nếu muốn được bồi thường thiệt hại, nguyên đơn vẫn phải chứng minh các yếu tố khác như: có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi trái luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt hại.

Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi 2009) về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự quy định: Trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong trường hợp sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới.

Ví dụ: Người lao động khởi kiện người sử dụng lao động khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với mình, nhưng người lao động khơng được giữ hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm và các hồ sơ lao động của người lao động thì khi nộp đơn khởi kiện, Tịa án thụ lý vụ án sẽ thông báo cho bị đơn đồng thời yêu cầu bị đơn nộp tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là người lao động. Đồng thời người lao động

Kết luận chƣơng 2

Sau khi nghiên cứu các nội dung trong chương 2, tác giả luận văn rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

rất đa dạng. Trong đó, tùy từng vị trí tham gia tố tụng, các chủ thể chứng minh sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để chứng minh cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của phía bên kia.

Thứ hai, để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử, không

chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều đang quan niệm theo hướng, nghĩa vụ chứng minh chủ yếu trong các vụ việc dân sự sẽ thuộc về các bên đương sự. Tòa án chỉ giữ vai trò trọng tài khi xem xét các vấn đề và việc chứng minh của các bên. Từ đó, Tịa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng để giải quyết vụ việc tranh chấp giữa các bên.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH

TRONG PHÁP LUẬT TỐ DỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 75 - 81)