Những người tham gia tố tụng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 64 - 66)

2.1. Chủ thể và việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể

2.1.6. Những người tham gia tố tụng khác

* Người làm chứng

Theo qui định tại Điều 77 BLTTDS 2015: “Người biết các tình tiết có

liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”.

Từ qui định trên có thể thấy, khơng tự nhiên mà một cá nhân có thể trở thành “người làm chứng” trong vụ việc dân sự. Họ chỉ trở thành người làm chứng khi có đầy đủ cả bốn điều kiện đó là biết về các tình tiết liên quan đến vụ việc; được đương sự đề nghị Tòa án triệu tập; được Tòa án triệu tập và không mất năng lực hành vi dân sự.

Vai trò chứng minh sự thật khách quan trong tố tung dân sự của người làm chứng không phải là trực tiếp và không đương nhiên. Họ chỉ là người xác nhận lại các sự kiện, tình tiết đã xảy ra trong vụ việc dân sự bằng cách cung cấp các thơng tin, tài liệu, đồ vật mà họ có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc. Nhiệm vụ của người làm chứng là phải khai báo trung thực và có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

* Người giám định

Theo qui định tại Điều 79 BLTTDS 2015: “Người giám định là người

có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này”.

Cũng giống như người làm chứng, người giám định khơng có nghĩa vụ đương nhiên phải chứng minh sự thật của vụ án. Nghĩa vụ của họ là nghĩa vụ phái sinh và có giới hạn. Tức là, khi được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định về đối tượng giám định thì người giám định – giám định viên mới tiến hành việc giám định trong phạm vi yêu cầu giám định.

Ví dụ: Trong vụ án dân sự “đòi tiền cho vay”: Nguyên đơn gửi đơn khởi kiện kèm theo giấy vay nợ và các tài liệu khác. Bị đơn cho rằng đã thanh tốn nợ và xuất trình một giấy thanh tốn tiền có chữ ký xác nhận của nguyên đơn. Nguyên đơn cho rằng, Giấy thanh toán tiền nợ mà bị đơn xuất trình là giả mạo và chữ ký trên văn bản không phải là chữ ký của nguyên đơn. Đồng thời yêu cầu Tòa án chưng cầu giám định chữ viết, chữ ký trên văn bản. Trường hợp này, Tòa án sẽ ban hành quyết định chưng cầu giám định mẫu chữ viết, chữ ký trên văn bản đối chiếu với chữ viết và chữ ký do ngun đơn xuất trình có phải do cùng một người viết và ký không. Gửi quyết định này đến Viện khoa học hình sự có thẩm quyền. Lúc này, công việc của giám định viên là vời chun mơn của mình sẽ chỉ giám định mẫu chữ viết, chữ ký trên

văn bản đối chiếu với chữ viết và chữ ký do ngun đơn xuất trình có phải do cùng một người viết và ký không, không giám định nội dung của văn bản yêu cầu giám định.

* Người phiên dịch

Theo qui định tại Điều 81 BLTTDS 2015:

Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)