Kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về

3.2.1. Kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, Để phát huy vai trò của đương sự trong hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền được biết thơng tin của đương sự để có thể tổ chức việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phù hợp pháp luật TTDS của các nước trên thế giới, cần thiết bổ sung vào Bộ luật TTDS 2015 quy định về thời

hạn thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu của các bên đương sự cho nhau trước khi mở phiên toà và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó.

Theo đó, khoản 5 Điều 96 Bộ luật TTDS 2015 nên bổ sung theo hướng: “Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tịa án thì họ phải thực hiện ngay việc sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ khơng thể sao gửi được thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Trong trường hợp đương sự cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ cho bên kia thì theo yêu cầu của đương sự, Tòa án buộc bên đương sự đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ phải cung cấp tài liệu, chứng cứ đó trong thời hạn do

thẩm phán ấn định, nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự. Nếu hết thời hạn này, đương sự vẫn không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ thì bị phạt tiền và thẩm phán sẽ không chấp nhận những tài liệu, chứng cứ không được các bên đương sự trao đổi trong thời hạn đã được thẩm phán ấn định”.

Theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS 2015, ngoài các biện pháp được quy định trong Bộ luật TTDS 2011, Bộ luật TTDS 2015 còn bổ sung biện pháp thu thập chứng cứ là xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú.

Thứ hai, mở rộng quyền và thời hạn cung cấp chứng cứ chứng minh

trong tố tụng dân sự. Cần bổ sung thêm quy định về việc đương sự được chủ động yêu cầu các cơ quan, tổ chức giám định, định giá, thẩm định giá tiến hành giám định, định giá, thẩm định giá và Tịa án phải cơng nhận kết quả giám định, định giá, thẩm định giá do đương sự xuất trình. Như vậy mới nâng cao được quyền tự thu thập chứng cứ của đương sự. Tuy nhiên, phương pháp

thu thập chứng cứ như thế nào thì BLTTDS năm 2015 lại chưa có quy định cụ thể. Do đó, trên thực tế đương sự cịn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình dẫn đến đa số các đương sự chỉ cung cấp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ mà đương sự lưu giữ được mà không biết thu thập thêm các chứng cứ nào khác. Vì vậy, cần quy định thành một điều luật cụ thể về các biện pháp thu thập chứng cứ mà đương sự có thể áp dụng tạo điều kiện cho việc chứng minh yêu cầu của đương sự, đồng thời cũng giúp giảm tải bớt các bước tố tụng trong q trình giải quyết vụ án của Tịa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)