Các kiến nghị liên quan khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 91 - 110)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về

3.2.3. Các kiến nghị liên quan khác

Thứ nhất, các kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện pháp

luật trong nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong tố tụng dân sự.

Cần nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực xét xử và đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán.

- Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, ngành Tòa án cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán phải hiểu biết pháp luật một cách tồn diện để có thể giải quyết số lượng lớn các loại án dân sự hơn nhân và gia đình hiện nay, nâng cao chất lượng xét xử, đem lại công bằng cho xã hội.

- Việc đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp dưới sự chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm qua cũng đã rất chú trọng và áp dụng nhiều biện pháp để có thể xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cơng tác xét xử, do đó cơng tác đào tạo nguồn cán bộ xét xử ln được quan tâm.

- Tịa án nhân dân tối cao rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên mơn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán Tịa án nhân dân các cấp tiếp tục được quan tâm, tăng cường, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức 05 khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử với tổng số 673 học viên, 05 khóa đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án cho tổng số 426 cơng chức, 03 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, các vụ án dân sự và bồi dưỡng kiến thức về sổ nghiệp vụ và biểu mẫu thống kê cho 1.632 lượt Thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân địa phương, 01 lớp tập huấn nghiệp vụ tài chính - kế tốn cho 200 học viên [33, tr. 14]. Ngồi ra, ngành Tịa án nhân dân cũng trú trọng đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ:

Để triển khai thi hành các Bộ luật, luật có liên quan tới hoạt động của Tòa án, đặc biệt là Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Tịa án nhân dân tối cao đã tổ chức các Hội nghị trực tuyến tập huấn chi tiết nội dung các Bộ luật, luật nêu trên cho các chức danh tư pháp của các Tòa án; đồng thời, thực hiện chủ trương công khai các bản án của Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử Tòa án nhân dân, đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về kỹ năng viết bản án cho các đối tượng là Thư ký, Thẩm tra viên, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, qua đó đơng đảo cán bộ, Thẩm phán Tịa án các cấp có điều kiện được tham gia tập huấn với các giảng viên có nhiều kinh nghiệm của Tịa án nhân dân tối cao và các cơ quan Trung ương. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm

phán, cơng chức và Hội thẩm Tịa án nhân dân thuộc quyền quản lý cũng như cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước tại địa phương [33, tr. 14 - 15]. Việc công khai bản án trên cổng thơng tin điện tử của Tịa án cũng là nhiệm vụ quan trọng của các Thẩm phán:

Đối với các Thẩm phán cần phải thực hiện quán triệt về tư tưởng, phải coi việc công khai bản án, quyết định là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện nhanh chóng ngày sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi thực hiện cơng khai bản án, quyết định cần được thực hiện đúng các quy định về mã hóa thơng tin, đảm bảo bí mật đời tư, bí mật kinh doanh... [4, tr. 14].

Do đó, cần tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn đối với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là Thẩm phán về thực hiện chủ trương công khai bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tịa án. TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc cho công bố những quyết định công nhận thỏa thuận của cấp sơ thẩm, phúc thẩm vì đây cũng là những thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, có thể làm cơ sở tham khảo khi có những tranh chấp tự thương lượng hoặc cơng tác hịa giải cơ sở hiệu quả hơn... [4, tr. 14].

Bên cạnh đó, ngành Tịa án nhân dân cũng trú trọng việc đào tạo các cán bộ nguồn của Thẩm phán trong tương lai:

Thực hiện chức năng mới về đào tạo bậc đại học, Học viện Tòa án đã tiến hành tuyển sinh và tổ chức khai giảng khóa II đào tạo Cử nhân luật với 320 sinh viên, nâng tổng số sinh viên đang theo học đào tạo đại học luật chuyên ngành Tòa án tại Học viện lên 531 người. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo Học viện Tịa án xây dựng và hồn chỉnh Bộ giáo

trình đào tạo chuyên ngành; đổi mới phương pháp dạy và học, ra đề thi theo hướng bám sát với kiến thức học trên lớp và thực tiễn xét xử; đổi mới và áp dụng phương pháp hỏi thi vấn đáp trên hồ sơ tình huống là một vụ án cụ thể; cập nhật, chỉnh lý bài giảng đối với tất cả các bộ môn đào tạo theo quy định các Bộ luật, luật tố tụng mới. Ngồi ra, trong chương trình đào tạo, học viên được tham dự các phiên tòa thực tế để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn với Tòa án địa phương, qua đó có thêm các kiến thức thực tế về kỹ năng điều hành phiên tòa. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục quyết định biệt phái các cán bộ có trình độ Tiến sỹ luật hiện đang công tác tại các Tịa án về cơng tác tại Học viện Tịa án; có cơ chế để Học viện Tịa án thu hút những người tâm huyết, có trình độ học hàm, học vị và những chuyên gia công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm đã nghỉ hưu tham gia công tác giảng dạy để tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cho Học viện Tòa án nhằm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ [33, tr. 15].

Với tình hình giao lưu hợp tác quốc tế như ngày nay để nâng cao trình độ cho đội ngũ Thẩm phán ngành Tịa án nhân dân ngồi việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật của Việt Nam còn phải nỗ lực trong việc tiếp và tìm hiểu các kiến thức pháp luật của nước ngồi:

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, một điểm nổi bật trong năm 2017 đó là đã chú trọng nghiên cứu pháp luật quốc tế về những vấn đề có liên quan để học tập kinh nghiệm và triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện và khung pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục triển khai các dự án do nước ngoài tài trợ (dự án KOICA Hàn Quốc, JICA của Nhật Bản, UNICEF), Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức thành công nhiều các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo tư pháp,

hội thảo như: hội thảo trao đổi kinh nghiệm về bảo đảm tranh tụng trong xét xử; hội thảo tìm hiểu các quy định mới của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng..., từ đó nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, trao đổi kinh nghiệm quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án [33, tr. 18].

Đồng thời Tòa án nhân dân tối cao không chỉ yêu cầu các số lượng thẩm phán của các tòa án phải đủ mà cịn u cầu các thẩm phán phải có đạo đức nghề nghiệp tốt.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ [33, tr. 23].

Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ vẫn còn những vướng mắc nhất định như số lượng cán bộ làm cơng tác xét xử vẫn cịn thiếu và đặc biệt ở các tỉnh miền núi. Một số cán bộ còn vi phạm đạo đức pháp luật nên đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giải quyết các vụ án chung của tồn ngành. Tịa án nhân dân tối cao cũng đã đưa ra các giải pháp khắc phục như:

Đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử; tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của các Tòa án. Triển khai tập huấn và tổ chức thực hiện sâu rộng các luật mới có hiệu lực thi hành có liên quan tới hoạt động của Tòa án nhân dân, đặc biệt là Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính. Làm tốt cơng

trong đó, chú trọng việc đào tạo thơng qua việc rút kinh nghiệm xét xử, động viên cán bộ, công chức tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chun mơn. Tập trung bồi dưỡng, tập huấn các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng chuyên sâu và kỹ năng xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm. Đổi mới và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổng kết thực tiễn xét xử nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử [33, tr. 22].

Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật tố tụng dân sự để nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là các đương sự về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Điển hình, trong Kết luận của Ban Bí thư số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban chấp hành Trung ương về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân có nêu:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không ngừng được đổi mới, nội dung đã bám sát và phục vụ kịp thời việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ, ngành, địa phương; từng bước khắc phục được tính hình thức. Nguồn kinh phí phục vụ cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm đầu tư năm sau cao hơn năm trước [35].

Tuy nhiên, việc nhận thức về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình của các chủ thể tham gia tố tụng vẫn còn nhiều hạn chế. Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự đương sự có

quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn khơng thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tịa án tiền hành thu thập tài liệu, chứng cứ giúp mình. Tuy nhiên, với trình độ nhận thức cịn thấp của những người dân tại những địa phương vùng sâu vùng xa, có những nơi người dân khơng biết nói tiếng Việt, không biết đọc biết viết thì việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho quyền lợi của mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó:

Tịa án nhân dân tối cao đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin – tuyên truyền Tòa án nhân dân để định hướng công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống. Trên cơ sở định hướng của Ban chỉ đạo, Tạp chí Tịa án nhân dân, Báo Cơng lý, Cổng Thơng tin điện tử Tịa án nhân dân tối cao và các trang thơng tin điện tử Tịa án nhân dân địa phương đã tuyên truyền kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, các văn bản pháp luật mới và các hoạt động của Tòa án các cấp, các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trong tồn hệ thống với hình thức truyền tải thơng tin có nhiều đổi mới và các bài viết có chất lượng, phản ánh khá toàn diện các hoạt động của Tòa án, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu thơng tin, nghiên cứu khoa học của bạn đọc trong và ngoài hệ thống [33, tr.19].

Đồng thời: Trong những năm qua, các Tòa án, đặc biệt là các Tòa án vùng cao đã xây dựng nhiều kế hoạch, tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tổ chức giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức như giới thiệu các luật mới có hiệu lực pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức học tập

tại các đơn vị cho từng đối tượng riêng theo chuyên đề... Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng được các đơn vị Tịa án khơng ngừng được đổi mới về nội dung, phương pháp trình bày như sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu minh họa; tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm; đặc biệt là tổ chức xét xử lưu động, đưa các phiên tòa về từng xã, bản [4, tr. 28].

Nhờ đó người dân có ý thức pháp luật tốt hơn và hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia các hoạt động tố tụng dân sự nói chung và hoạt động cung cấp chứng cứ, chứng minh nói riêng.

Cần tăng cường phát triển đội ngũ Luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật cả về số lượng và chất lượng để tham gia các vụ án dân sự.

Thực tế không thể phủ nhận, luật sư có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, các cơ quan, tổ chức khi tiếp cận với các hoạt động liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, đội ngũ luật sư trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý được chỉ định theo quy định của pháp luật để trợ giúp pháp lý còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia tố tụng của các cá nhân, tổ chức. Trước đây tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới có nêu:

Khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để

ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định [7].

Từ đó, chúng ta thấy rằng cần nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp của đội ngũ của luật sư. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nêu rõ:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 91 - 110)