Những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 84 - 86)

3.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố

3.1.3. Những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng

chứng minh của các chủ thể

Trong quá trình thực hiện cơng việc của mình nhận thấy trong hoạt động tham gia tố tụng dân dự của các đương sự có những vướng mắc nhất định. Cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự Khoản 4 Điều 96 BLTTHS năm 2015 quy định:

Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của bộ luật này. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp giao nộp tài liệu chứng cứ mà Tòa án yêu cầu giao nộp nhưng đương sự khơng giao nộp được vì lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết việc dân sự.

Căn cứ qui định trên thì Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án sẽ xác định các chứng cứ của vụ án mà đương sự phải giao nộp và thời gian đương sự phải giao nộp chứng cứ là khoảng thời gian trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Các đương sự có thể khơng thu thập được tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình vì chứng cứ do cá nhân khác, cơ quan, tổ chức lưu giữ quản lý. Trường hợp này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho đương sự. Nếu cá nhân, cơ quan tổ chức không cung cấp chứng cứ cho đương sự thì thơng báo bằng văn bản ghi rõ lý do, để đương sự chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng khơng có kết quả nhưng điều này cũng là khó khăn trên thực tế.

Cung cấp chứng cứ để chứng minh là nghĩa vụ của đương sự, trường hợp đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa đầy đủ chứng cứ mà Tịa án u cầu giao nộp vì “lý do chính đáng” thì đương sự phải chứng minh. Quy định này cịn mang tính chung chung khó có thể xác định lý do nào là chính đáng và hiện nay chưa có quy định pháp luật nào hướng dẫn cụ thể để áp dụng điều luật này. “Lý do chính đáng” có thể được hiểu là: Khi đương sự khơng giao nộp tài liệu chứng cứ mà Tịa án u cầu giao nộp vì lý do chính đáng thì đương sự phải làm tờ tường trình cụ thể bằng văn bản lý do chậm hoặc không giao chứng cứ trong hạn luật định để chứng minh và Tòa án cấp sơ thẩm cần ấn định thời gian cụ thể để đương sự cung cấp. “Lý do chính đáng” cần quy định rõ là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác ví dụ như: do thiên tai, lũ lục, do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện, do đương sự khơng tự mình cung cấp được chứng cứ trước đó do phải chờ cơ quan tổ chức khác cung cấp… Vấn đề này cần thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để Thẩm phán thụ lý vụ án có căn cứ thực hiện giải quyết vụ án và đương sự có thể thực hiện các nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)