3.1.Quan điểm về tăng cƣờng bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi xuất phát từ
lợi ích tốt nhất của trẻ em
Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) và công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với thế hệ tương lai của đất nước.
Trong tuyên bố của công ước quốc tế về quyền trẻ em khẳng định rằng: “trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” dù là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan lập hiến hay các cơ quan phúc lợi và hoạt động của bất kỳ cá nhân nào. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi con nuôi, công ước Lahay nhấn mạnh việc thiết lập cơ chế đảm bảo việc nuôi con nuôi quốc tế được diễn ra dựa trên cơ sở “vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong pháp luật quốc tế”. Tinh thần này cũng được thể hiện trong các quy định của pháp luật về việc nuôi con nuôi nhằm “xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững” và “vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi” (Điều 2 Luật Nuôi con nuôi). Luật trẻ em cũng quy định “trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em” (Điều 24).
Bảo vệ quyền trẻ em nói chung và quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói riêng luôn là mối quan tâm, coi trọng hàng đầu của Nhà nước ta
trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trước xu hướng dân chủ hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người và quyền trẻ em đòi hỏi ngày càng được chú trọng và tăng cường.
3.1.2. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi xuất phát từ
quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất trong môi trường gia đình
Lời nói đầu của tuyên ngôn quốc tế về quyền trẻ em tin tưởng rằng: “gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên trong gia đình” và “mỗi quốc gia phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em được chăm sóc trong gia đình gốc” (Lời nói đầu, Công ước Lahay)
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời khẳng định: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình chính là nơi bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển toàn diện về mọi mặt và nhận thức của các thành viên trong đó có trẻ em. Vì vậy mà một trong những nguyên tắc của việc giải quyết nuôi con nuôi được cộng đồng quốc tế thừa nhận là phải đảm bảo tôn trọng quyền trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc của mình.
3.1.3. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi nhằm thực
thi quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị bệnh hiểm nghèo
Việc nhận nuôi con nuôi ngày càng được chú trọng, xem xét trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập đa phương. Xu hướng hội nhập hiện nay đòi hỏi sự nhận thức, điều chỉnh linh hoạt với diễn biến đa dạng của các quan hệ xã hội. Để thực thi các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết, Nhà nước ta đã nghiêm túc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên công ước trong việc nội luật hóa các quy định của công ước.
bước thực thi tổng thể biện pháp cải cách thể chế, cải cách hành chính, đặc biệt cải cách tư pháp nhằm hướng tới việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi để người dân hiểu và nhận thức đúng việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhằm hướng tới xóa bỏ nghi ngại về việc trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài bị lạm dụng và có nhận thức đúng đắn về tính nhân văn, nhân đạo của chế định nuôi con nuôi quốc tế và thành tựu đạt được khi cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Đặc biệt, đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn trong các gia đình nhận nuôi mới của mình.
3.1.4. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi là trách nhiệm
quản lý nhà nước về trẻ em
Nuôi con nuôi là lĩnh vực khá nhạy cảm, có sự biến động phức tập cần có cơ chế phối hợp liên ngành ở cả trung ương và địa phương trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được nhận nuôi và quyền của người nhận nuôi. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi cần duy trì hoạt động đột xuất của Tổ chức công tác liên ngành ở trung ương và tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành ở địa phương. Tăng cường hợp tác quốc tế và các cơ quan tổ chức bảo vệ quyền trẻ em như UNICEFF, ISS… để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp và cách thức thực thi Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi.