Nguyên tắc bảo đảm quyền của trẻ em trong giải quyết việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 54)

2.1. Bảo vệ quyền trẻ em trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi

2.1.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền của trẻ em trong giải quyết việc

nuôi con nuôi

Để bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi, trước hết, ngay từ giai đoạn xác lập quan hệ nuôi con nuôi cần có những nguyên tắc chung đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ chương chính sách và pháp luật nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Luật nuôi con nuôi 2010 đã đề cập tới các nguyên tắc tại Điều 4, những nguyên tắc này sẽ là tư tưởng xuyên suốt, có sự ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình giải quyết và thực hiện việc nuôi con nuôi tại Việt Nam. Nội dung của các nguyên tắc này bao gồm:

Một là, nguyên tắc “khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc”

Đây là nguyên tắc chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận, bởi trẻ em để phát triển đầy đủ và hài hòa, các em cần được sống trong môi trường gia đình, sống trong hạnh phúc và được yêu thương. Điều này đòi hỏi trước hết các em phải được cha mẹ đẻ chăm sóc, theo như ghi nhận trong Tuyên bố chung của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em rằng mối “ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc” (Điều 3).

Đây cũng là sự tin tưởng được thể hiện trong lời nói đầu của công ước Lahay về việc nuôi con nuôi quốc tế: “mỗi nước cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc

đảm bảo cao nhất thực hiện quyền sống của trẻ em và không ai có thể cách ly trẻ em khỏi cha mẹ đẻ của mình trừ khi: “…việc cách ly như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em” [41, Điều 9, Khoản 1].

Để đảm bảo vệ quyền trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc khi giải quyết việc cho – nhận trẻ em còn cha mẹ đẻ hoặc người thân thích đi làm con nuôi thì Luật nuôi con nuôi 2010 quy định tại Điều 20, và Điều 21, Điều 9 Nghị định số 19/2011/ NĐ – CP, cán bộ tư pháp hộ tịch khi giải quyết hồ sơ cần tư vấn đầy đủ mục đích nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của các bên để trẻ em được tiếp tục chăm sóc trong môi trường điều kiện gia đình. Trong trường hợp những người liên quan có nhận thức chưa đầy đủ hoặc bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý nên đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi mà sau đó muốn thay đổi ý kiến thì pháp luật cũng quy định quyền rút lại ý kiến trong thời hạn 15 ngày đối với nuôi con nuôi trong nước và 30 ngày đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài kể từ ngày được lấy ý kiến theo Khoản 3, Điều 9 và Khoản 2, Điều 15, Nghị định 19/2011. Đây là quy định mới nhằm giúp cha mẹ đẻ nhận thức rõ trách nhiệm của mình với con cái, tránh trường hợp mang con đẻ của mình cho làm con nuôi của người khác và phát huy tối đa quyền được sống trong gia đình gốc của trẻ.

Chỉ khi sự chăm sóc của cha mẹ đẻ không được thực hiện thì sự chăm sóc thay thế là cần thiết. Khi đó, thứ tự hàng ưu tiên chăm sóc đứa trẻ là chính gia đình họ hàng mở rộng của trẻ. Nếu việc cho nhận con nuôi vẫn không được thực hiện giữa những người họ hàng thân thích của trẻ thì mới xem xét đến việc cho trẻ em con nuôi ngoài gia đình ruột thịt của mình.

Hai là, nguyên tắc: “Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

Ngay tại Lời nói đầu, Điều 1 của công ước Lahay 1993 mối quan tâm hàng đầu đối với việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em bao gồm: lợi ích về mọi mặt của cuộc sống hàng ngày cho các em và còn là tương lai của các em. Các quyền và lợi ích hợp pháp của các em phải được đặt lên hàng đầu nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của cha mẹ nuôi. Mối quan hệ có thể dung hòa về mặt lợi ích thì các bên mới có thể tồn tại. cũng như việc pháp luật thừa nhận quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi thì họ mới có thể yên tâm thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình đối với con nuôi. Xuất phát từ nguyên tắc này, việc nuôi con nuôi xác lập mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là mối quan hệ ràng buộc lâu dài, bền vững.

Để đảm bảo thực thi nguyên tắc này một cách trọn vẹn, ngay từ thời điểm trước khi đưa ra quyết định, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự cân nhắc kỹ càng về điều kiện của cha mẹ nuôi để đảm bảo cho quyền lợi của trẻ em được tốt nhất. Đây cũng là tinh thần được công ước Lahay ghi nhận tại điều 4:

Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách mà việc nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến ở mức độ cần thiết và được thông báo kỹ lưỡng về những hệ quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại… đã đồng ý một cách tự nguyện theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi… không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói trên.

Nội luật hóa quy định này, Luật Nuôi con nuôi và nghị định 19/2011/ NĐ – CP đã quy định chi tiết về việc những cá nhân liên quan phải được lấy ý kiến thông báo, tư vấn đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các bên khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập. Sự tự nguyện đến từ các bên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thân phận của người con nuôi và quyết định việc nuôi con nuôi có đúng với ý nghĩa của nó hay chỉ là hình thức.

Việc nuôi con nuôi cần phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội, và là tinh thần thể hiện xuyên suốt trong quá trình nhận nuôi con nuôi. Sự bình đẳng ở đây có thể được hiểu là người nhận nuôi con nuôi không phân biệt là nam hay nữ, nếu có đủ điều kiện nhận con nuôi thì dù nam hay nữ đều có cơ hội như nhau. Bình đẳng còn là việc con đẻ và con nuôi đều có quyền và nghĩa vụ hợp pháp ngang nhau, cha mẹ không được có hành vi phân biệt giữa con đẻ và con nuôi.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số nhỏ gia đình lạc hậu, mong muốn sinh con trai nối dõi tông đường, nhà có nhiều con cái nên đã cho con gái đi làm con nuôi; hoặc do tư tưởng cổ hủ, mê tín nên đã cho con đi làm con người khác… khiến cho việc nuôi con nuôi biến chất, vi phạm nghiêm trong nguyên tắc này.

Việc nhận nuôi con nuôi cần phải đảm bảo không trái pháp luật. Bất kỳ hành vi nào xâm phạm tới quyền của con nuôi cần được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc để bảo đảm tinh thần nhân văn, ý nghĩa thiết thực mà nuôi con nuôi mang lại đúng với tôn chỉ của nó.

Ba là, nguyên tắc: “chỉ cho làm con người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”

Tìm kiếm gia đình thay thế cho trẻ ở trong nước là việc làm cần thiết để các em được sinh sống và phát triển tại đất nước của mình là biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, khi đã xem xét các giải pháp trong nước mà vẫn không thể tìm gia đình thay thế cho các em ngay tại quốc gia mà trẻ được sinh ra thì giải pháp sau cùng là tìm gia đình thay thế cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Công ước QTE ghi nhận tại Điều 21: “…nếu như trẻ em đó không thể gửi cho một gia đình chăm nom hay nhận nuôi hoặc không thể nào được chăm sóc một cách thích hợp bất kỳ nào ở ngay tại nước nguyên quán của trẻ em” thì “cho trẻ em ra nước ngoài làm con

nuôi có thể được coi như một biện pháp thay thế”. Nhận thấy rằng, việc di chuyển đến sinh sống tại một môi trường mới, có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán… sẽ là điều khó khăn đối với trẻ em. Hơn nữa, việc giám sát thực hiện cũng như quản lý của các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền về việc nuôi con nuôi khó thực hiện, và gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của trẻ em”.

Luật nuôi con nuôi quy định tại Điều 15 về việc tìm gia đình thay thế trong nước được tiến hành ở ba cấp là: xã, tỉnh, và trung ương. Khi hết thời hạn quy định mà không có người trong nước nhận làm con nuôi thì trẻ em mới được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài. Đây là quy định giải pháp bắt buộc trước khi giải quyết việc nuôi con nuôi của người nước ngoài và được áp dụng đối với mọi trẻ em nhằm tăng cường tỷ lệ nuôi con nuôi trong nước. Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi cũng mở ra cơ hội cho những người có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi trong trường hợp chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con nuôi có thể đăng ký thủ tục tại Sở Tư pháp nơi thường trú để chờ danh sách giới thiệu của Sở Tư pháp để được giải quyết. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được sinh ra và có cơ hội được sống cùng với gia đình thay thế của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng do lối tư duy truyền thống, nhiều cá nhân, hay cặp vợ chồng không muốn công khai việc nhận nuôi con nuôi hoặc không muốn cho trẻ biết mình là con nuôi để tránh sự mặc cảm của bản thân trẻ và sự kỳ thị của xã hội nên việc đăng ký nhận con nuôi tại Sở Tư pháp của các địa phương dường như vẫn là một thủ tục hành chính không thực thi.

Việc đề ra các nguyên tắc nuôi con nuôi là vô cùng cần thiết, bởi nó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng không những để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cả người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi mà còn vì lợi ích của xã hội, quốc gia trong quan hệ trong và ngoài nước.

Luật nuôi con nuôi 2010 đã ghi nhận mục đích nuôi con nuôi nhằm: “xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” (Điều 2). Đây là điều mà không phải cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi nào cũng ý thức được việc đó. Hiện nay trong xã hội đang tồn tại hình thức nuôi con nuôi thực tế, nuôi con nuôi theo phong tục tập quán hay nuôi con nuôi tình nghĩa…nhưng không tiến hành đăng ký thủ tục pháp lý dẫn đến nhiều trường hợp làm sai lệch nguồn gốc của trẻ hay các giấy tờ, hồ sơ của trẻ dẫn đến việc các em không được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình hay khi lớn lên các em có mong muốn tìm lại cha mẹ đẻ mà không có căn cứ, hồ sơ tìm kiếm.

2.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền của trẻ em trong

việc nuôi con nuôi

- Điều kiện của người nhận nuôi

Người nhận con nuôi là chủ thể quan trọng trong quan hệ nuôi con nuôi. Đối tượng này có thể là một cặp vợ chồng có hôn nhân hợp pháp theo Luật hôn nhân và Gia đình 2014, hoặc cũng có thể là cá nhân không phân biệt nam và nữ thỏa mãn những điều kiện nuôi con nuôi thì đều có thể nhận nuôi con nuôi.

Pháp luật nước ta quy định rõ về tính đồng thuận trong việc nhận nuôi, nghĩa là các cặp vợ chồng nhận con nuôi thì cả hai phải đồng ý nhận nuôi thì việc nuôi con nuôi mới được giải quyết. Quy định này thể hiện rõ ý chí mong muốn tạo điều kiện cho trẻ được sự chăm sóc đầy đủ của cả cha và mẹ nuôi trong môi trường gia đình thay thế nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa của trẻ.

Điều kiện cơ bản nhất của người nhận nuôi theo Luật nuôi con nuôi là “năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Đây là yếu tố quyết định việc thể hiện ý chí

tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi và đảm bảo khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi của cha mẹ nuôi.

Một trong những điều kiện cần có của người nhận nuôi là phải có “điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”. Thật vậy, khi cuộc sống của cha mẹ nuôi ổn định và đảm bảo thì mới có thể tạo môi trường tốt để nuôi dưỡng một đứa trẻ tốt.

Nhằm bảo đảm cho việc được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thì Luật Nuôi con nuôi quy định: “một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Quy định này được hiểu là người độc thân có quyền nhận nuôi con nuôi và đối với một cặp vợ chồng xin nhận con nuôi phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp và cùng đồng ý xin nhận con nuôi. Trong trường hợp vợ (hoặc chồng) không chấp thuận việc nhận nuôi thì yêu cầu nhận nuôi con nuôi không được tiếp nhận. Trên thực tế có thể xảy ra tình huống một người xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thời gian còn độc thân, sau đó lại kết hôn. Trong trường hợp này, người kia không thể đương nhiên trở thành cha nuôi hoặc mẹ nuôi của trẻ.

Một trong những hiện tượng phổ biến hiện nay là trẻ em bị cha mẹ đẻ “bỏ quên” tại nhà chùa. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên phạm vi 32 tỉnh thành có tới 1.133 trẻ em hiện được nuôi dưỡng trong các nhà chùa và cơ sở tôn giáo. Một số địa phương đã tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi cho những trường hợp này, trong đó Hà Nội có 11 trường hợp, các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế lần lượt là 31, 22, 15 trường hợp [62]. Phần lớn trẻ em thuộc diện bị bỏ rơi, cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hoặc là con ngoài giá thú. Nhiều địa phương cho biết, việc nhà chùa tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Việc nuôi dưỡng các bé của các nhà chùa cũng là việc làm nhân đạo, trước là mong nuôi dưỡng cho trẻ được trưởng thành, sau là để cha mẹ các em có cơ hội tìm lại con cái của

mình nhưng nhà chùa không thể là gia đình lý tưởng cho trẻ được phát triển toàn diện, các sư thầy không thể là cha, là mẹ của những trẻ em này. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong điều kiện như vậy không đáp ứng đặc điểm, nhu cầu và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ em. Mặc dù nhà chùa hoặc các sư trụ trì không ép buộc trẻ em theo đạo giáo của mình nhưng việc sống tại chùa lâu dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em.

Về mặt pháp lý, việc đăng ký nuôi con nuôi cho nhà chùa hay sư trụ trì chùa không đảm bảo đúng mục đích nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Hơn nữa, pháp luật chỉ cho phép đăng ký nuôi con nuôi giữa cá nhân với cá nhân. Vì vậy, việc nhà chùa (dưới danh nghĩa tổ chức) đứng tên nhận trẻ em đang được nuôi dưỡng trong nhà chùa làm con nuôi là không phù hợp. Theo quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)