2.5. Bảo vệ quyền trẻ em trong trƣờng hợp nuôi con nuôi có yếu
2.5.5. Tình hình thực tiễn việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam
Theo một số tài liệu thống kê không đầy đủ, hiện nay đã có khoảng trên 7000 trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài. Điều này
cho thấy, việc nuôi con nuôi đã tạo điều kiện cho hơn 7000 trẻ em tìm được mái nhà tình thương và giúp cho những bậc cha mẹ nuôi có được niềm vui cùng con trẻ.
Việc tìm kiếm gia đình thay thế cho trẻ em được nhận nuôi nhằm hướng tới một cuộc sống tốt hơn cho các em cả về thể chất và tinh thần. Theo thống kê các gia đình nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đều là những người có điều kiện kinh tế ổn định, và ở các nước phát triển, có lòng yêu thương con trẻ và trên hết là tấm lòng mong muốn được chăm sóc, giáo dục trẻ như con đẻ của mình.
Theo thống kê của Cục Con nuôi, riêng năm 2016 có 551 trường hợp con nuôi nước ngoài trong đó có 410 trẻ em sống tại cơ sở trợ giúp xã hội chiếm 74% và 141 trẻ em sống ở gia đình thuộc diện con riêng, cháu ruột của người nhận con nuôi chiếm 26%. Đối với trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc có hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột chiếm tỷ lệ 61,49%. Đến năm 2017 có 539 trường hợp trẻ em được nhận nuôi, trong đó có 360 trẻ có nhu cầu đặc biệt chiếm 66,79% [22].
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 93/378 cơ sở nuôi dưỡng có thẩm quyền cho trẻ em nhận làm con nuôi nước ngoài và là nơi tiếp nhận các dự án hỗ trợ nhân đạo từ các Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài. Thông qua các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế, nhiều cơ sở nuôi dưỡng đã khang trang hơn khi nhận được nguồn hỗ trợ tương đối lớn từ các Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại địa bàn. Mức nuôi dưỡng trẻ em đạt 1 triệu đồng/ trẻ/ tháng (gấp nhiều lần mức hỗ trợ chính thức từ nhà nước).
Bên cạnh đó, các tổ chức nuôi dưỡng thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em. Một số cháu mắc bệnh hiểm nghèo đã được các tổ chức hỗ trợ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều trẻ em bị tật nguyền, mắc bệnh
hiểm nghèo được nhận làm con nuôi các gia đình Mỹ để các em được chữa trị, chăm sóc. Nhiều em đã khỏi bệnh và phát triển tốt nhờ được chữa trị kịp thời và chăm sóc chu đáo.
Việc quy định rõ ràng các chủ thể được phép nhận nuôi con nuôi Việt Nam và những trẻ em thuộc diện được nhận làm con nuôi của người nước ngoài cần có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và ở Trung ương đã tạo sự minh bạch về nguồn gốc của trẻ. Chính điều này làm hạn chế tối đa các hành vi trục lợi liên quan đến nguồn gốc trẻ và đảm bảo quyền lợi của trẻ.
Việc thiết lập đầu mối duy nhất là Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm chức năng của cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây là cơ quan quản lý thống nhất về số lượng trẻ, nguồn gốc trẻ, và các thông tin khác liên quan tới trẻ.
Ngoài những thành tựu đạt được nêu trên, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể là:
Qua nghiên cứu, so sánh với pháp luật một số quốc gia và thực tiễn thi hành pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta còn thiếu nhiều quy phạm thực chất và quy phạm về thủ tục điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân với nhau và với người nước ngoài như điều kiện về nuôi con nuôi còn chưa được cụ thể hóa, chưa chi tiết và khó áp dụng. Các quy định về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi còn nặng về quản lý hành chính, thủ tục rườm rà gây trở ngại cho công dân. Luật nuôi con nuôi điều chỉnh tổng thể các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng lại thiếu đi các quy phạm điều chỉnh về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi còn chưa rõ ràng, thiếu sót. Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi còn thiếu các quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trình tự thủ tục và yêu cầu chấm dứt
việc nuôi con nuôi mang tính chất hành chính tố tụng chưa đảm bảo quyền tham gia tố tụng của người dân.
Mặc dù vấn đề nuôi con nuôi quốc tế và nuôi con nuôi trong nước đều do Cục Con nuôi đảm nhiệm nhưng về mặt thực tiễn đây lại là hai mảng độc lập vì có cơ chế giải quyết hoàn toàn khác nhau.
Hiện nay, các cơ sở nuôi dưỡng cũng được phân ra hai loại là cơ sở có thẩm quyền cho làm con nuôi nước ngoài và cơ sở chỉ có thẩm quyền làm con nuôi trong nước nên nhiều trẻ dù đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài nhưng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở không có thẩm quyền cho nhận con nuôi nước ngoài. Như vậy, ngay từ cơ sở nuôi dưỡng trẻ đã có sự phân biệt đối xử dẫn đến phát sinh các đặc quyền, đặc lợi và dẫn đến tình trạng chú trọng vào cho nuôi con nuôi nước ngoài mà không đề cao việc cho trẻ em làm con nuôi trong nước theo như tinh thần của Luật Nuôi con nuôi là cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế trong nước. Pháp luật nước ta không có quy định bắt buộc phải niêm yết công khai trẻ đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, nên nhiều trường hợp công dân trong nước đến xin nhận trẻ làm con nuôi đều bị từ chối nhằm mục đích thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Như vậy, pháp luật nước ta chưa có cơ chế đảm bảo sự ưu tiên cho việc nuôi con nuôi trong nước và vẫn còn kẽ hở cho những cá nhân, tổ chức móc nối để trục lợi qua việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Một hiện tượng phổ biến khác là hành vi cố ý làm sai lệch nguồn gốc trẻ để trục lợi đưa ra khởi tố ở Nam Định, Hòa Bình, Ninh Bình, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu và một số địa phương khác cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của trẻ và sự buông lỏng quản lý tại các cơ sở nuôi dưỡng và thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng làm giả các giấy tờ không phản ánh đúng sự thật về nguồn gốc trẻ để
trục lợi. Khi Giám đốc các trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng có toàn quyền trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo thì việc “tiền vào, trẻ ra” đều do Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng chi phối và quyết định. Vụ án làm xôn xao dư luận về việc làm khống hồ sơ trẻ bị bỏ rơi để giới thiệu cho làm con nuôi nước ngoài của hai trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh và huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Theo cáo trạng của VKS tỉnh Nam định cáo buộc, từ năm 2005 đến tháng 7/2008, các bị cáo thuộc 2 trung tâm trên đã có hành vi thông đồng với một số trạm trưởng và nhân viên các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Nam Định để thu gom trẻ em, lập 226 hồ sơ giả về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi rồi làm thủ tục cho trẻ làm con nuôi nước ngoài để nhận tiền tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân người nước ngoài [63].
Việc các cơ quan như Sở Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế chỉ là cơ quan kiểm tra, cho ý kiến đối với hồ sơ giấy tờ trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng lập được tiến hành theo trình tự của pháp luật. Nhưng việc luân chuyển cán bộ hộ tịch thường xuyên nên nhiều cán bộ hộ tịch không nắm được quy trình, cán bộ phải điều chuyển đi nơi khác và sự tắc trách của người xử lý hồ sơ con nuôi còn chậm lên đến 8 tháng khiến cho tâm lý của những người nhận nuôi là người nước ngoài e ngại về việc hoàn thiện thủ tục nhận nuôi con nuôi. Tình trạng tồn đọng hồ sơ hoặc hồ sơ giải quyết chậm có thể do việc hỗ trợ nhân đạo từ phía cha mẹ nuôi, tổ chức con nuôi chưa đúng mức, chưa kịp thời và thỏa đáng nên nhiều bước trong thủ tục giải quyết hồ sơ còn chưa đúng hạn và nhiều giấy tờ hết thời hạn phải làm đi làm lại; hoặc nhiều địa phương do cán bộ hộ tịch ít va chạm với hồ sơ nuôi con nuôi nên chưa nắm vững về trình tự, thủ tục hoặc do chuyên môn của cán bộ còn hạn chế, chưa có ý thức trách nhiệm về công việc…
Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp xảy ra như người nước ngoài sinh sống lâu năm tại Việt Nam hoặc vợ/ chồng quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam nhận con nuôi mà không qua đăng ký nuôi con nuôi; hay nhiều trường hợp nhận con nuôi trước khi kết hôn với người nước ngoài; nhận con nuôi sau đó ra nước ngoài cư trú; nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi mà không thông báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập Biên bản trẻ bị bỏ rơi và thông báo tìm nhân thân cho trẻ. Trong những trường hợp nêu trên, vấn đề giải quyết dường như còn bỏ ngỏ gây lúng túng cho cán bộ chuyên môn giải quyết.
Bên cạnh đó, bộ máy giải quyết việc nuôi con nuôi còn chưa có sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ. Cụ thể là:
Cấp xã, phường, thị trấn còn chưa có sự hợp tác giữa các cơ quan Công an, Tư pháp, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Hiện tượng chính quyền địa phương câu kết với cò mồi để trục lợi trong việc thu gom trẻ làm sai lệch hồ sơ của trẻ, lập giấy tờ, chứng từ giả nhằm thu lợi bất chính.
Cấp tỉnh là cơ quan ban hành cơ chế phối kết hợp nhưng nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, giấy tờ mà không thể triển khai trên thực tế.
Mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Sở Lao động Thương binh Xã hội ở một số tỉnh còn lỏng lẻo. Nhiều hồ sơ của trẻ liên quan đến lai lịch, nguồn gốc không rõ ràng vì không được Sở Lao động Thương binh Xã hội hay các cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế cung cấp đúng và kịp thời khiến cho việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi chậm trễ, không theo đúng trình tự pháp luật.
Ở cấp trung ương còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động Thương binh Xã hội trong việc hoạch định chính sách, hành lang pháp lý về nuôi con nuôi quốc tế liên quan trực tiếp tới quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo. Thật vậy, ở nước ta chưa có quy phạm nào quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo. Đây thực sự là vấn đề mang
tính thời sự và phức tạp nhất, bởi nếu không có cơ chế thắt chặt quản lý sẽ tạo điều kiện cho nạn tham nhũng và hành vi trục lợi. Vấn đề “viện trợ nhân đạo” trở thành điều quan trọng hơn nhiều so với việc đảm bảo chỉ coi nuôi con nuôi quốc tế như một biện pháp sau cùng cho các trường hợp cụ thể. Các tổ chức cạnh tranh ngầm để đón được trẻ và thường kỳ vọng rằng trẻ sẽ được “giới thiệu” để làm con nuôi quốc tế theo giá trị viện trợ nhân đạo mà bố mẹ nuôi cung cấp. Hiện nay việc giám sát hoạt động của các tổ chức này hầu như không có hoặc có rất ít và bản thân tổ chức nước ngoài hay cơ sở nuôi dưỡng không có động cơ gì để giải quyết hoặc thông báo các vấn đề bởi vì phương thức hoạt động của hệ thống hiện hiện nay đều dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước cho con nuôi và pháp luật của nước nhận con nuôi. Đối với trường hợp hai nước đều là thành viên của công ước Lahay 1993 thì các quy định trong pháp luật của các nước cần có sự tương thích với quy định của Công ước và Công ước là văn bản pháp lý được áp đụng diều chỉnh quan hệ này. Đối với trường hợp hai nước không cùng là thành viên của công ước Lahay 1993 hoặc các trường hợp nhận nuôi con nuôi nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước thì việc định rõ quy phạm điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều cần thiết.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM