2.5. Bảo vệ quyền trẻ em trong trƣờng hợp nuôi con nuôi có yếu
2.5.3. Phương pháp điều chỉnh và nguồn pháp luật điều chỉnh các
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Phương pháp điều chỉnh trong nuôi con nuôi là quy định về cách thức, phương pháp lựa chọn pháp luật điều chỉnh có chủ thể tham gia là người nước ngoài nên có hai hệ thống pháp luật điều chỉnh. Vì vậy cần thống nhất pháp luật điều chỉnh vào giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia. Thông thường, biện pháp được các quốc gia sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài là: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp xung đột là phương pháp chỉ áp dụng pháp luật nào để giải quyết để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa trên quy phạm xung đột pháp luật của các nước mà chọn luật áp dụng. Quy phạm xung đột thể hiện ở tính gián tiếp, dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật áp dụng còn việc áp dụng pháp luật điều chỉnh như thế nào còn tùy thuộc và nội dung pháp luật của nước mà được quy phạm dẫn chiếu tới. Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo pháp luật nơi người đó thường trú và tuân theo pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi (khoản 1, Điều 29). Điều này có nghĩa, ngoài việc tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, người nhận nuôi con nuôi con phải tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật mà người đó thường trú. Trong trường hợp việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc xác lập này được thực hiện theo pháp luật Việt Nam mà ở đây là Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và theo pháp luật nơi người được nhận làm con nuôi thường trú [48, Điều 29, Khoản 2]. Tức là, trong trường hợp người Việt Nam nhận nuôi con nuôi là người nước ngoài, thì phải tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, còn phải tuân thủ theo pháp luật nơi thường trú của con nuôi (pháp luật nước ngoài nơi thường trú của trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi). Nếu như vậy, trong trường hợp này sẽ có hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một mối quan hệ nuôi con nuôi và có thể dẫn đến xung đột trong việc áp dụng pháp luật.
Phương pháp thực chất là một phương pháp quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của chủ thể và mang tính áp dụng trực tiếp. Khác với quy phạm xung đột quy định nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó để giải quyết, còn quy phạm thực chất lại quy định giải quyết trực tiếp các vấn đề. Trong đó, việc quy phạm xung đột áp dụng pháp luật được dẫn chiếu thực chất là áp dụng các quy phạm trong pháp luật của nước đó giải quyết, chủ yếu là các quy phạm thực chất. Việc dẫn chiếu áp dụng các quy phạm thực chất đôi khi dẫn đến trường hợp dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật một nước thứ ba. Trong trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba thì quy phạm pháp luật quy định trong pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến để
Ví dụ như tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi của người nhận nuôi con nuôi là công dân Việt
Nam “Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam” [48, Điều 29, Khoản 2].
Điều này có nghĩa người nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện nhận con nuôi. Quy phạm thực chất được xây dựng trong các điều ước quốc tế gọi là quy phạm thực chất thống nhất quy định trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài [4, tr.73]. Việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất là một sự cần thiết, nó giúp đơn giản trong vấn đề chọn luật và áp dụng pháp luật nước ngoài, phù hợp với việc điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế.