Trình tự, thủ tục giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

2.3. Bảo vệ quyền trẻ em khi chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi

Chấm dứt nuôi con nuôi phải được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Nhưng việc nuôi con nuôi không cần mở phiên tòa mà chỉ cần mở phiên họp theo quy định tại Điều 367 Luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc chấm dứt nuôi con nuôi dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh, đặc biệt là tranh chấp về tài sản, nên có thể tiến hành như một vụ án dân sự.

Thủ tục giải quyết việc dân sự bao gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật Tố tụng dân sự 2015;

Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật;

Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có): Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa án cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định đó sẽ có hiệu lực pháp luật.

Để giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi thì các cá nhân yêu cầu phải nộp lệ phí Tòa án theo quy định Nghị Định 326/2016/UBTVQH14 ngày 30- 12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án là 300.000 đồng tiền lệ phí đối với giải quyết việc dân sự, hôn nhân gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)