3.2. Giải pháp tăng cƣờng bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực
3.2.4. Một số giải pháp khác
Trẻ em cần được trang bị những kiến thức hiểu biết pháp lý và công cụ bảo vệ để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Không có biện pháp nào cấp thiết bằng việc chính các em tự bảo vệ bản thân mình. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến để trẻ em được biết quyền của mình và cách bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào. Ngay từ khi các em biết tư duy cần phải trang bị cho các em biết và hiểu các quyền cơ bản của mình. Do đó, cần đưa vào chương trình giáo dục phổ cập nhiều hơn nữa các môn học về quyền trẻ em nhằm tác động vào ý thức của các em từng bước đến khi các em nhận thức đầy đủ về các quyền cơ bản nào? Những hành vi nào của người xung quanh gây ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền của các em? Những biện pháp nào để các em có thể bảo vệ bản thân?
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cho con nuôi cao, xuất phát từ thực tiễn đất nước còn có nhiều gia đình kinh tế khó khăn và trẻ em là nạn nhân của đói nghèo nên có thiệt thòi to lớn về cả vật chất và tinh thần. Qua tìm hiểu bài học kinh nghiệm của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các nước và tình hình thực tế của nước ta, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần theo hướng xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa và đồng bộ hóa hướng đến thực hiện các quyền cơ bản. Hoạch định chính sách, xây dựng môi trường xã hội, dịch vụ thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý, để trẻ em nghèo đều có cơ hội
phát triển ngang nhau. Kinh tế có phát triển bền vững thì xã hội mới tiến bộ, công bằng xã hội cũng được đảm bảo. Do vậy, cần tập trung vào việc xoá đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền và các nhóm dân cư, để mọi người dân, đặc biệt là mọi trẻ em nhất là trẻ em nghèo được đảm bảo quyền cơ bản của mình.
Để triển khai công tác đảm bảo quyền lợi của trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về “tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em” (Quyết định số 34/2014) là những biện pháp chiến lược lâu dài, toàn diện với trẻ em. Trong đó, trẻ em được ưu tiên các dịch vụ về dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và cuộc sống tinh thần cho trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được chăm sóc và phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo thực thi những quyền lợi và hỗ trợ phát triển bền vững cho trẻ em cần nguồn lực rất lớn bao gồm cả ngân sách Nhà nước, huy động cộng đồng, vận động quốc tế, lồng ghép chương trình dự án khác nhau.
Cần tăng cường kêu gọi các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện việc hỗ trợ nhân đạo để nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội, hỗ trợ y tế, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên phạm vi cả nước.
Cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo thực thi pháp luật về nuôi con nuôi. Đặc biệt chú trọng cải thiện các điểm chưa hợp lý, vướng mắc khi thực thi pháp luật, nghị định và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Ví dụ như việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con nuôi chưa thành niên cần được áp dụng trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Việc hạn chế mang tinh chất tạm thời và phải đảm bảo cho trẻ được chăm sóc trong môi trường gia đình để giảm thiểu tối đa việc chấm dứt nuôi con nuôi gây bất lợi cho trẻ. Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, bảo vệ trẻ em cần có sự tư vấn, giải thích hợp lý về việc hạn chế quyền của cha mẹ nuôi đối với con
nuôi. Trên thực tế do có sự bao che, bảo lãnh từ phía gia đình nên việc hạn chế quyền của cha mẹ nuôi đối với con nuôi là đúng song khó được thực thi. Ngoài ra, các vấn đề về quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa các bên trong quan hệ ba chiều, giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và con nuôi, thậm chí là cả mối quan hệ giữa con nuôi và những người họ hàng thân thích của cha mẹ nuôi nhằm tạo cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có căn cứ pháp lý giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi, qua đó xác định rõ sự phối hợp giữa các ban ngành xử lý vấn đề cụ thể, tránh việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, tình trạng chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền giữa các cấp.
Tăng cường hợp tác song phương, đa phương về bảo vệ quyền trẻ em cũng là một biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, cần gia tăng số lượng cơ sở trợ giúp xã hội được chỉ định giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài để đảm bảo quyền của người được nhận con nuôi được tìm gia đình thay thế ở nước ngoài khi cơ hội tìm gia đình thay thế trong nước không còn hoặc ít cơ hội.
Việc thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi có vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, phát hiện, xử lý kịp thời những sai sót, những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Qua đó đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ em, hạn chế thấp nhất hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với trẻ em được nhận làm con nuôi. Việc thanh tra, giám sát cần thực hiện trong toàn bộ quy trình của việc nuôi con nuôi từ giai đoạn xác lập đến giai đoạn chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Hiện nay, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Bộ lao động, Thương binh và xã hội cung cấp dịch vụ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em miễn phí hoạt
động 24h/ngày. Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em miễn phí tại Việt Nam là thành viên thứ 52 của Tổ chức Điện thoại tư vấn hỗ trợ trẻ em quốc tế (CHI). Mọi trẻ em từ 63 tỉnh thành trong cả nước đều có thể gọi điện thoại miễn phí đến tổng đài 1800 1567 để chia sẻ thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý, tinh thần và được giới thiệu, kết nối với các cơ quan chức năng, các dịch vụ trợ giúp khẩn cấp khi cần thiết. Người lớn có thể gọi đến tổng đài 1800 1567 để tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực; xâm hại trẻ em hoặc các trợ giúp liên quan đến thực hiện quyền trẻ em. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em đều có thể gọi điện kêu cứu, khi trẻ bị bạo lực, giam lỏng trong phòng kín hoặc ở nơi nào đó không thể tiếp xúc với thông tin, phương tiện, thiết bị hỗ trợ, đặc biệt là với trẻ em ở vùng sâu vùng xa, việc được biết và tiếp cận với thông tin đã khó thì việc liên lạc, gọi điện lại càng khó khăn hơn. Vì thế, giải pháp thành lập hội hoặc ban bảo vệ trẻ em tại các địa phương, bản làng là việc làm thiết thực, đặc biệt công tác của Hội liên hiệp phụ nữ cần sát sao hơn nữa trong việc kiểm soát thực hiện quyền trẻ em tại các gia đình, nắm bắt số liệu và giải cứu kịp thời cho trẻ em khi bị xâm hại.
Cần có biện pháp tách bạch hoạt động nuôi con nuôi quốc tế và hỗ trợ nhân đạo trong Luật nuôi con nuôi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo đúng ý nghĩa nhân văn của hoạt động này. Thực tiễn, trong giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, vẫn còn tồn tại tư duy và nhận thức cũ, gắn việc nuôi con nuôi với việc hỗ trợ nhân đạo, nên khi thực hiện nguyên tắc tách bạch hoạt động nuôi con nuôi quốc tế và hỗ trợ nhân đạo còn rất lúng túng.
Các giải pháp nằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi cần có mối liên hệ cơ hữu với nhau và thực hiện đồng bộ. Đặc biệt, giải pháp về hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có vai trò nòng cốt, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và đảm bảo quyền của trẻ em.
KẾT LUẬN
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của Châu Á phê chuẩn Công ước QTE của Liên Hợp Quốc (năm 1990) và trực tiếp ghi nhận quyền trẻ em vào hệ thống pháp luật trong nước, pháp luật chuyên ngành như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nuôi con nuôi, Luật trẻ em… Cùng với đó là các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em từng bước tạo những chuyển biến tích cực.
Việc nhận nuôi con nuôi và được làm con nuôi là quyền tự do của mỗi cá nhân để đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tất yếu của mỗi người. Nuôi con nuôi được xem như là giải pháp trợ giúp hữu hiệu nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mang tính nhân văn sâu sắc. Do vậy, việc cho nhận con nuôi ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng góp phần bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện, cơ hội tìm kiếm gia đình thay thế trong nước và nước ngoài cho trẻ em.
Qua nghiên cứu của luận văn chỉ ra việc đảm bảo quyền của người được nhận làm con nuôi (trẻ em) là một hoạt động tất yếu trong công tác xây dựng và thực thi Luật nuôi con nuôi. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu vào tìm hiểu nội dung quyền của người được nhận làm con nuôi và những quy định pháp luật về bảo đảm quyền của người được nhận làm con nuôi. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và đang từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm quyền của người được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm trong việc cho nhận con nuôi trong tất cả các giai đoạn từ khi xác lập, thực hiện đến khi chấm dứt nuôi con nuôi, sự xâm phạm quyền trẻ em đang là vấn đề nóng và xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em là yêu cầu cấp thiết, cần đưa ra các
Mặc dù có nhiều có gắng nghiên cứu, tìm tòi song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung vấn đề sâu hơn và thực tiễn áp dụng vào công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc Anh (2011), “Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi), tr.132-138.
2. Vũ Thị Kiều Anh (2014), So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới – Bài học kinh
nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bình (2011), “Luật Nuôi con nuôi sự quan tâm lớn của nhà nước và xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh”, Tạp chí dân chủ và
pháp luật, (Chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi), tr.3-18.
4. Nông Quốc Bình (2006), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2008), Bản tổng thuật Pháp luật một số nước về nuôi con nuôi, Tài liệu tham khảo của dự án luật Nuôi con nuôi.
6. Bộ Tư pháp (2009), “Pháp luật về nuôi con nuôi”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (Số chuyên đề).
7. Bộ Tư pháp (2011), “Pháp luật về nuôi con nuôi”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (Số chuyên đề).
8. Bộ Tư pháp (2013), Quyết định số 378/QĐ-BTP, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai Công ước La Hay giai đoạn 2012 – 2015
trong Ngành Tư pháp, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2014), Quyết định số 376/QĐ-BTP, ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan ở địa phương về giải quyết việc
nuôi con nuôi quốc tế, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2014), Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và
11. Bộ Tư pháp (2016), Tài Liệu Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP giai đoạn 2011- 2016, Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp (2016), Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA- BLĐTBXH ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Công an, Ngoại giao và Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước
ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết, Hà Nội.
13. Bộ Tư pháp (2016), Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con
nuôi nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
14. Bộ Tư pháp (2019), Văn bản hợp nhất số 951/VBHN – BTP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Nuôi con nuôi ngày 21 tháng 3 năm 2019, Hà Nội.
15. Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi (2009), Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt
Nam và một số nước trên thế giới, Nxb thời đại, Hà Nội.
16. Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi (2013), Hỏi đáp pháp luật Việt Nam về nuôi
con nuôi, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
17. Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi (2016), Tài liệu Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi và 04 năm thi hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.
18. Chính phủ (2011), Nghị định số 19/2011/NĐ – CP ngày 21/3/2011 về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, Hà Nội.
20. Chính phủ (2019), Nghị định số 24/2019/ NĐ – CP ngày 05/03/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 19/2011/NĐ – CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.
21. Cộng hòa Pháp (1804), Bộ luật Dân sự Pháp.
22. Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp (2016), Số liệu thống kê đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2016.
23. Cục Con nuôi (2017), Số liệu thống kê tình hình nuôi con nuôi nước
ngoài giai đoạn 2011 – 2017.
24. Phan Thùy Dương (2013), Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua
thực tiễn tại Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phạm Phương Đông, Trương Hổ Hải, Hoàng Mai Hương, Trần Thị Thu Hương, Lê Hồng Phúc biên dịch (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Hải (2011), Bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con
nuôi theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường đại
học Luật Hà Nội.
27. Bùi Thị Thu Hằng (2017), Bảo đảm quyền của người được nhận làm