Những điều kiện bảo đảm, bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 32 - 38)

1.3. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi

1.3.4. Những điều kiện bảo đảm, bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực

nuôi con nuôi

Việc bảo vệ quyền trẻ em được thực hiện cần có sự đảm bảo của nhiều chủ thể tham gia, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi là việc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan gồm: cha mẹ nuôi (là người nhận con nuôi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền), con nuôi (là người được nhận làm con sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký và trao quyền nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi), họ hàng thân thích và toàn xã hội cùng với các biện pháp xử lý vi phạm về quyền trẻ em. Cụ thể như sau:

Một là, việc nuôi con nuôi phải đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng, đón nhận tình thương và chăm sóc từ gia đình cha mẹ nuôi của mình như gia đình ruột thịt mà không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa con đẻ và con nuôi, giữa họ hàng ruột thịt và con nuôi. “Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương được đầy đủ cách trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Để được phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương

và thông cảm” [41, lời nói đầu] đây được coi là tôn chỉ cho các hành vi xử sự của các chủ thể liên quan trực tiếp, gián tiếp đến việc giải quyết nuôi con nuôi nhằm mang lại cho trẻ em lợi ích tốt nhất, đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi phát triển tốt nhất, được bảo vệ và thực thi đầy đủ các quyền của mình, hơn hết là quyền được sống trong gia đình gốc ruột thịt của mình.

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) ghi nhận: “…trẻ em sẽ không bị buộc phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ trừ trường hợp

sự cách ly là cần thiết cho những lợi ích tốt nhất của trẻ em” (Điều 9). Thật

vậy, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện, là môi trường sống an toàn nhờ sự chăm sóc của cha mẹ đẻ. Việc bảo đảm cho quyền của trẻ em được nhận nuôi ưu tiên sống trong gia đình gốc là cần thiết vì chỉ khi cha mẹ đẻ không thể thực hiện nghĩa vụ chăm sóc trẻ thì việc nhận nuôi con nuôi giữa những người họ hàng ruột thịt của trẻ được xem xét, giải pháp sau cùng là tìm kiếm gia đình mở rộng cho trẻ. Đây cũng là điều được nội luật hóa tại Điều 22 Luật trẻ em 2016: “trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ, được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” [56, Điều 22] và “khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc” [48, Điều 4].

Tuy nhiên, trẻ em được nhận nuôi phải được đảm bảo những lợi ích tốt nhất của mình. Đây là mối quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể có hành động, quyết định liên quan trực tiếp đến trẻ em. Bởi lẽ, trẻ có thể không được sống trong gia đình ruột thị của mình vì nhiều lý do khác nhau, do hoàn cảnh khách quan như thiên tai, địch họa, trẻ em bị bỏ rơi… mà không có gia đình hay do lỗi của cha mẹ đẻ có hành vi xao nhãng, xâm phạm đối với trẻ em và bị cơ quan nhà nước có nhẩm quyền ra quyết định cách ly khỏi trẻ…. hay đói nghèo là nguy cơ làm cho trẻ phải xa cha mẹ, hay những phụ nữ đơn thân phải

đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng do truyền thống văn hóa và quan điểm tôn giáo nên họ đã từ bỏ quyền nuôi con… Dù ở trong trường hợp nào trẻ em cũng ở thế bị động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc nuôi con nuôi mang trách nhiệm là tìm cho đứa trẻ “một gia đình thường xuyên” [40, Điều 13] dành cho trẻ em sự chăm sóc lâu dài, bền vững chứ không phải đơn thuần chỉ tìm gia đình cho một đứa trẻ.

Hai là, việc nuôi con nuôi là biện pháp tối ưu để bảo vệ, chăm sóc trẻ em toàn diện hơn so với các hình thức khác. Luật trẻ em quy định tại Điều 49: Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em [56, Điều 63].

Việc chăm sóc trẻ em theo hình thức tập thể tại các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện đang là hình thức phổ biến nhất. Song, hình thức này không có những đặc tính vượt trội so với hình thức nuôi con nuôi bởi sự chăm sóc, yêu thương của gia đình cha mẹ nuôi dành cho một trẻ em cụ thể, trẻ sẽ được sự chăm sóc thường xuyên như một thành viên của gia đình và tránh được sự mặc cảm về thân phận, đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện, đây là điều mà các cơ sở nuôi dưỡng khó có thể làm được cho mỗi trẻ. Vì vậy mà việc nuôi con nuôi là hình thức đang được Nhà nước quan tâm, khuyến khích cho các chủ thể tham gia hơn việc nuôi dưỡng trẻ theo tập thể ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em.

Cần phân biệt hình thức giám hộ [52, Mục 4] và nuôi con nuôi. Giám hộ là việc cá nhân hoặc tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, mối quan hệ giữa người giám hộ

và người được giám hộ chỉ là chăm sóc, giáo dục dựa trên tài sản mà người được giám hộ sở hữu mà không tồn tại nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng như quan hệ cha, mẹ - con. Trong khi đó, quan hệ nuôi con nuôi lại tồn tại cả nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Ba là, nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài bền vững. Việc nuôi con nuôi xét về quyền và lợi ích hợp pháp thì con nuôi hay con đẻ đều có quyền ngang nhau. Sau khi được nhận làm con nuôi, trẻ em trở thành một thành viên mới của gia đình cha mẹ nuôi. Vì vậy, trẻ em có mối quan hệ với tất cả các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Trẻ em nhận nuôi và con đẻ đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như nhau trên mọi phương diện về nhân thân, tình cảm, trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của gia đình, họ hàng và bao gồm cả vấn đề đại diện, giám hộ, quyền hưởng thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật:“giữa con nuôi và cha

nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con” [51, Điều 68].

Theo CRC, Khoản 2 quy định:

Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi tất cả các hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt trên cơ sở địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý, hoặc những thành viên khác của trẻ em.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tạo môi trường tự nhiên nhất cho trẻ em được nhận nuôi, Luật nuôi con nuôi đã nội luật hóa tư tưởng này quy định trong các hành vi cấm phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi (Điều 13) nhằm xóa nhòa ranh giới khái niệm “con nuôi” và “con đẻ” giữa các thành viên khác trong gia đình.

Xuất phát từ ý niệm “vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” mà tạo điều kiện để trẻ em làm “con nuôi” nên cần đảm quyền và lợi ích của “con nuôi” giống như

Mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn có thể chấm dứt nếu quyền được đối xử như con đẻ của trẻ em được nhận làm con nuôi bị xâm phạm.

Bốn là, bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi là việc thực hiện liên tục xuyên suốt từ khi xác lập, thực hiện và chấm dứt việc nuôi con nuôi. Khi mối quan hệ cha, mẹ và con được xác lập không có cùng huyết thống thì rất cần thời gian gắn kết bằng tình cảm, trách nhiệm giữa hai bên.

Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình hàng ngày, khi thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con có nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn không thể dung hòa được, thậm chí quyền trẻ em còn bị xâm phạm thì các cơ quan, tổ chức xã hội có liên quan cần thực hiện ngay việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm bảo vệ cho quyền nhân thân và quyền tài sản cho trẻ sau khi chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi của mình.

Công ước La Hay, Khoản 2, Điều 26 quy định rằng:

Nếu việc nuôi con nuôi dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ thì trẻ em phải được hưởng tại Nước nhận, và tại bất kỳ các Nước ký kết nào khác mà công nhận việc nuôi con nuôi đó, những quyền tương tự như những quyền phát sinh do việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại mỗi nước. Và ở những nơi có việc nuôi con nuôi được Nước gốc cấp phép không có hệ quả chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ có thể chuyển thành việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại Nước nhận, nơi mà công nhận việc nuôi con nuôi theo Công ước (Khoản 1 điều 27, Công ước La Hay).

Như vậy, theo công ước La Hay thì quyền được yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật nước nhận và sự cho

luật hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 78 quy định: “…trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt, kể từ ngày quyết

định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Tóm lại, trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trong môi trường gia đình, đặc biệt với những trẻ em được nhận nuôi cần được đảm bảo thực thi các quyền cơ bản của trẻ em như những trẻ em khác. Vì vậy, việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung và bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói riêng nhằm thể hiện tính nhân văn cao đẹp, tình người giữa người với người và quan trọng hơn là bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước, đem lại sự phát triển bền vững cho xã hội.

Chƣơng 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)