2.5. Bảo vệ quyền trẻ em trong trƣờng hợp nuôi con nuôi có yếu
2.5.2. Các hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo Luật nuôi con nuôi 2010, quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 28, bao gồm:
Một là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Căn cứ vào quy định nêu trên, công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật là người có quốc tịch Việt Nam nhưng người này đang cư trú và làm ăn sinh sống tại nước ngoài. Người có gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt
thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đối với trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam [47, Điều 4]. Chủ thể tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Luật nuôi con nuôi có sự khác biệt so với chủ thể nuôi con nuôi trong nước. Bởi lẽ, ngoài các đối tượng được nêu trên thì người nước ngoài thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam cũng được nhận trẻ em Việt Nam là con nuôi. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài cũng có thể xin nhận nuôi con nuôi là trẻ em Việt Nam nếu Việt Nam và nước nơi người nước ngoài đó thường trú có ký kết điều ước quốc tế hoặc gia nhập điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Trường hợp người nước ngoài xin nhận con nuôi mà quốc gia sở tại chưa ký kết hoặc chưa cùng gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì chỉ được giải quyết trong trường hợp xin đích danh trẻ đang sinh sống tại gia đình cụ thể ở Việt Nam.
Hai là, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Ba là, công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
Trên thực tế, việc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi ở Việt Nam rất ít, chủ yếu trẻ được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài. Việc nhận con nuôi nước ngoài thường xuất phát từ ý nghĩa nhân văn và nhu cầu con nuôi của mỗi cá nhân, đối với cá nhân là công nhân Việt Nam nhà nước ta khuyến khích nhận nuôi con nuôi trong nước vì yêu cầu đảm bảo lợi ích và sự phát triển của trẻ được nhận làm con nuôi.
Bốn là, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam (bao gồm cả người
không có quốc tịch Việt Nam và người không có quốc tích) nhận con nuôi ở Việt Nam.