Bảo vệ quyền trẻ em trong quá trình nhận nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 63 - 69)

Xác lập quan hệ nuôi con nuôi tuy diễn ra ở một thời điểm nhất định, nhưng để thực hiện, duy trì quan hệ đó cần một quá trình lâu dài và liên tục.

Luật Nuôi con nuôi thể hiện tinh thần, sự quan tâm tới cuộc sống của trẻ khi tham gia quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là sự tình hình phát triển của trẻ em trong gia đình mới của các em.

Trước hết, Luật nuôi con nuôi không những khẳng định mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi mà còn quy định mối liên hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử giữa các con và con nuôi trong gia đinh, những nghĩa vụ nhân thân và tài sản của con nuôi phải được hưởng như đối với con đẻ. Cụ thể là: “từ ngày giao nhận con nuôi, cha

mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con”, giữa

con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có “các quyền

và nghĩa vụ đối với nhau” theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con

nuôi và pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật dân sự và các quy định khác có liên quan.

Trẻ em được nhận nuôi có quyền được yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc từ cha mẹ nuôi, được bảo vệ quyền và lợi ích; được phát triển lành mạnh về tinh thần và thể chất, trí tuệ và đạo đức để có thể là người con hiếu thảo của gia đình, công dân tốt của xã hội. bên cạnh đó, con nuôi còn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với những người họ hàng thân thích khác trong gia đình cha mẹ nuôi như: ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác,… và được hưởng sự chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ, có quyền và nghĩa

Cha mẹ nuôi không được có hành vi phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con hay lạm dụng sức lao động của trẻ chưa thành niên. Đặc biệt, hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội… đều phải chịu chế tài của pháp luật.

Để đảm bảo trẻ được nhận nuôi hòa nhập thực sự với gia đình cha mẹ nuôi, Luật Nuôi con nuôi còn có quy định tại Khoản 2 Điều 24 là con nuôi được thay đổi họ theo cha mẹ nuôi và trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi, xác định dân tộc của trẻ nhận nuôi cũng được xét theo cha mẹ nuôi. Vì vậy, hầu hết các trường hợp nhận con nuôi trong nước, khi các thủ tục pháp lý được hoàn thành, cha mẹ nuôi thường đề nghị thay đổi họ cho con nuôi và được ghi tên cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo điều 10 Nghị định 19/2011 thì việc thay đổi, bổ sung phần khai tên cha mẹ đẻ trong giấy khai sinh của con nuôi thành “cha mẹ nuôi” thì có chăng sẽ gây mặc cảm cho trẻ nhận nuôi về sau khi sống trong gia đình có anh chị em khác là con ruột của cha mẹ nuôi. Trong trường hợp cha dượng, hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng cũng vậy. Nhiều cha dượng, mẹ kế muốn sau này con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng lớn lên không bị mặc cảm với các em cùng cha (hoặc mẹ) khác mẹ (hoặc cha) nên đã muốn được bổ sung hoặc thay tên của mình vào giấy khai sinh của con nuôi. Nhưng khi giải quyết giấy khai sinh của con nuôi vẫn sẽ có nội dung của một bên ghi cha (mẹ) nuôi và một bên ghi mẹ (cha) đẻ. Như vậy, việc có thay đổi thông tin trên giấy khai sinh của con nuôi hay không cũng không nhằm thực hiện được mục đích tạo gia đình như những người ruột thịt đối với trẻ trên giấy tờ được.

Bên cạnh đó, vấn đề thay đổi dân tộc cho con gặp nhiều khó khăn bởi theo quy định tại Điều 29 BLDS 2015 chỉ quy định việc thay đổi dân tộc cho trẻ em bị bỏ rơi còn những trẻ em được nhận nuôi dù đã được thay đổi phần

tên cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi nhưng có dân tộc của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi khác nhau thì dân tộc của người con trong giấy khai sinh sẽ khác với dân tộc của cha mẹ nuôi.

Xuất phát từ truyền thống, đạo lý làm người, ai cũng mong muốn được tìm về với nguồn cội, tìm về với đấng sinh thành. Vì vậy, quy định này vừa có tính bắt buộc, vừa có tính gợi mở, khuyến khích cho cha, mẹ nuôi tạo điều kiện cho con nuôi của mình được biết và tìm hiểu về nguồn gốc, nguyên quán, những người thân thích của mình.

Việc biết về nguồn gốc của trẻ cũng tạo điều kiện cho cha mẹ nuôi được hiểu về hoàn cảnh trước đó của trẻ và có được thông tin về những thói quen, đặc tính, thậm trí cả những khuyết tật về thể chất và tâm lý của trẻ. Thật vậy, đối với một số trẻ mắc bệnh di truyền, việc nắm bắt thông tin từ gia đình gốc của trẻ là cần thiết để tìm ra căn nguyên của bệnh và có hướng điều trị thích hợp; hoặc đối với một số trẻ có trấn động tâm lý nặng nề từ cuộc sống ở gia đình gốc, cha mẹ nuôi cần biết và hiểu được thì mới có thể giúp đỡ, chăm sóc và đồng hành cùng trẻ lâu dài.

Song không ít cha mẹ nuôi, đặc biệt là cha mẹ nuôi trong nước luôn cố gắng che giấy nguồn gốc của con nuôi vì cho rằng nếu trẻ không biết nguồn gốc của mình thì trẻ có thể hòa nhập và gắn bó với gia đình mới hơn. Nhưng chính sự ích kỷ của người lớn đã gây ra những phản ứng tiêu cực khi con nuôi biết được sự thật, khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi bị rạn nứt và trấn động tâm lý lớn mà con trẻ khó có thể vượt qua. Chính những hành vi che giấu thông tin nguồn gốc trẻ còn khiến cho việc thực hiện báo cáo tình hình phát triển định kỳ của trẻ được làm con nuôi ở trong nước trở nên khó khăn dẫn đến những biện pháp bảo đảm thực thi quyền của trẻ em không được tiếp cận triệt để.

mà không làm chấm dứt hoàn toàn với cha mẹ đẻ, đã là con nuôi của người khác thì vẫn có quyền hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi (nhiều nước trên thế giới quy định việc nuôi con nuôi theo hình thức trọn vẹn nghĩa là cắt đứt hoàn toàn quan hệ với cha mẹ đẻ).

Cho đến nay, việc nuôi con nuôi về mặt pháp lý chỉ thực hiện theo hình thức nuôi con nuôi đơn giản theo Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi thì nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có “thỏa thuận khác” thì kể từ ngày có quyết định cho trẻ làm con nuôi thì cha mẹ đẻ kết thúc nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý cũng như định đoạt tài sản của con đã cho làm con nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc mọi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ được chuyển sang cho cha mẹ nuôi kể từ ngày công bố quyết định nuôi con nuôi. Tuy nhiên, trong quy định của điều luật này không đề cập đến quyền thừa kế, do vậy mà quyền thừa kế của con nuôi không đương nhiên chấm dứt mà vẫn tồn tại với cha mẹ đẻ. Hơn nữa, trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi quốc gia có người nhận nuôi theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ thì mọi quyền và nghĩa vụ giữa người con nuôi và gia đình gốc hoàn toàn chấm dứt nên quan hệ thừa kế giữa con nuôi và gia đình gốc không tồn tại. Vì vậy, việc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong vấn đề thừa kế là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn hiện nay nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ khi giải quyết những xung đột dẫn đến tranh chấp về vấn đề này.

Việc bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi không những cần khung pháp lý bảo vệ chặt chẽ mà còn cần đến các chế tài nghiêm ngặt xử lý các hành vi vi phạm tới quyền trẻ em trong lĩnh vực này. Nuôi con nuôi là một lĩnh vực nhạy cảm, thực tiễn khi duy trì quan hệ này còn nhiều khó khăn cho cả cha mẹ nuôi và cả con nuôi để thích nghi với môi trường mới và sự hòa hợp giữa các bên. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều trường

hợp vi phạm mục đích nuôi con nuôi và quyền lợi của trẻ em bị xâm phạm liên tục diễn ra.

Luật Nuôi con nuôi đã đề ra các hành vi nghiêm cấm tại Điều 13 nhưng còn tản mạn, không bao quát hết sự đa dạng của các hành vi dẫn đến nhiều đối tượng lợi dụng sự không chặt chẽ trong quy định của pháp luật mà có hành vi trục lợi, mua bán trẻ em, thương mại hóa hoạt động nuôi con nuôi. Trong khi các chế tài xử lý vi phạm quyền trẻ em lại chưa được đề cập tới ở Luật Nuôi con nuôi, Nghị định 19/2011 hay mới nhất là Nghị định 24/2019, nhưng ít nhiều cũng có một số quy định liên quan ở Bộ luật hình sự 2015.

Vấn đề nghiêm trọng ở đây là khi các cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra việc bạo hành hay xâm hại trẻ em lại quá muộn khi mà các em phải chịu sự đe dọa về tinh thần và cả thể xác cùng cực. Những vết thương thể xác có thể nhanh chóng lành, nhưng những trấn động tâm lý của các em liệu có được chữa lành khi các em chỉ mới bắt đầu cuộc sống? Liệu những người gây hại đến các em sẽ chịu hình phạt ra sao? Hiện nay, pháp luật nước ta hiện chỉ quy định hạn chế quyền của cha mẹ đẻ đối với con đẻ chưa đến tuổi thành niên còn trong lĩnh vực nuôi con nuôi thì chưa có quy định. Thực tế, việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi là quá trình lâu dài, mang tính bền vững như cha mẹ đối với con đẻ. Vì thế, cần có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ cha mẹ nuôi cũng có ảnh hưởng xấu đến tư chất cũng như sự phát triển của con nuôi trong quá trình nuôi con nuôi.

Để thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là một việc khó khăn, nhưng để giám sát, và kiểm soát được việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ này lại càng khó khăn hơn. Rất ít trong số cha mẹ nuôi bạo hành với con nuôi bị đưa ra khởi tố, và nếu có thì người bị hại còn quá nhỏ để có thể tự chứng minh và bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Vì vậy, để việc bảo vệ trẻ em được hiệu quả cũng rất cần sự chung tay, và trách nhiệm

từ phía cộng đồng. Trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo hành con nuôi đã được khởi tố và xử lý vi phạm, có thể kể đến như ông Bùi Văn Đạt, bị Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội xử 2 năm tù do có hành vi bao hành với con gái nuôi là bé Hồng Anh 4 tuổi. Một vụ án khác, bị cáo Lâm Văn Bình (tại An Giang) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em” do có hành vi xâm hại chính cháu gái (gọi vợ của bị cáo là dì ruột) được vợ chồng Bình nhận làm con nuôi từ năm 4 tuổi. Do hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, chị Thanh (vợ của Bình) mải lo kiếm miếng cơm manh áo nuôi 4 miệng ăn ở nhà nên có ít thời gian quan tâm đến chồng. Vì vợ thường xuyên vắng nhà vào buổi tối khiến Bình lợi dụng cơ hội để xâm hại chính con gái nuôi (cháu ruột của vợ) tại phòng tắm và giường ngủ. Mỗi lần xong việc, để “bịt miệng” cháu bé, Bình cho cháu từ 10.000 đồng đến 20.000 ngàn đồng và không quên đe dọa sẽ giết chết cháu bé nếu tiết lộ cho người khác biết chuyện [61]. Một trường hợp khác, người dân sống ở thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi ngỡ ngàng trước hành vi tàn ác của cặp vợ chồng Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến. Nạn nhân của vụ bạo hành là cháu bé 10 tuổi, Nguyễn Thục Phi. Từ nhỏ, Phi đã bị cha mẹ bỏ rơi và được vợ chồng bà Yến nhận làm con nuôi. Hàng ngày, cháu bé vừa đi học, vừa ở nhà phụ giúp ông bà rửa chén, bát ở quán bún tại nhà. Nhiều lần, hàng xóm đã chứng kiến cảnh cháu bé do sơ sẩy bưng bún, phở cho thực khách bị rơi vãi và bị vợ chồng bà Yến, ông Mùi dọa nạt, đánh đập. Đỉnh điểm của vụ việc là khi người cha nuôi phát hiện mất 500.000 đồng để trong tủ và nghi ngờ bé Phi ăn cắp. Khi nghe Phi trả lời chỉ lấy 20.000 đồng và đã mua mỳ ăn, vợ chồng ông Mùi đã thay phiên nhau đánh, đạp bé Phi dã man khiến bé bị biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn.

Chỉ qua một vài ví dụ nêu trên cũng có thể nhận thấy mức độ xâm hại nghiêm trọng của quyền trẻ em và trong số đó có không ít trẻ là con nuôi bị

Theo báo cáo tổng kết tư pháp 2017 của Bộ Tư pháp đã thống kê: các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết 2.840 trường hợp nuôi con nuôi trong nước (tăng 273 trường hợp so với năm 2016); 510 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (giảm 43 trường hợp so với năm 2016). Việc cho nhận con nuôi đang diễn ra sôi động và có xu hướng gia tăng qua mỗi năm và tập trung chủ yếu diễn ra ở các tỉnh, thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Nam Định, Huế, Nghệ An, Bình Thuận… Hiện nay, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngày càng gia tăng nhưng trên phạm vi cả nước chỉ có 64 cơ sở trợ giúp xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định tham gia giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Nhưng vẫn còn một số địa phương (như Bình Phước, Nam Định, Ninh Bình...) hiện đang là điểm nóng của nuôi con nuôi chưa chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, tại Nghị định này quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 50) song việc xử lý vi phạm này còn mang nặng về xử lý hành chính, việc xử lý còn nhẹ, chưa là chế tài đủ mạnh mang tính răn đe đối với những người có hành vi xâm hại quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em được nhận nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)