3.2. Giải pháp tăng cƣờng bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức cho các chủ thể liên quan
Đảm bảo quyền con người và quyền của trẻ em được làm con nuôi là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, không chỉ là công việc của cá nhân, gia đình nhận nuôi mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nhà nước là thiết chế quan trọng mang tính then chốt trong việc thiết lập hệ thống các cơ chế bảo đảm và thực thi, bảo vệ quyền con người. Để thực thi được mục tiêu này cần có sự đồng bộ của các giải pháp sau:
các quy định pháp luật về nuôi con nuôi ở cấp cơ sở, tập trung vào các đối tượng là người dân có nhu cầu nhận con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã thực hiện đăng ký nuôi con nuôi, cơ sở trợ giúp xã hội. Đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao nhận thức bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi, điều kiện nuôi con nuôi, trình tự thủ đăng ký việc nuôi con nuôi, hệ quả của việc nuôi con nuôi, các biện pháp tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chủ yếu ở cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoặc cơ sở trợ giúp xã hội chưa được chỉ định tham gia giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Để việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi được hiệu quả cần tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn về nuôi con nuôi; biên soạn sách, in ấn tài liệu, viết bài giới thiệu, bài tham luận về quy định pháp luật để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin pháp luật về quyền của người được nhận làm con nuôi cần được cập nhật đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp ở từng địa phương để người dân dễ dàng tìm hiểu…
Hai là, tăng cường hoạt động truyền thông về con nuôi quốc tế nhằm
thay đổi nhận thức của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế đối với trẻ em bị bệnh tật hiểm nghèo, trẻ em khuyết tật, định kiến xã hội về cho con nuôi nước ngoài thông qua những trường hợp điển hình, tình hình phát triển và hòa nhập của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài. Thông qua những buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các gia đình, thành viên của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ để các bậc làm cha, làm mẹ hiểu được mong muốn cơ bản của trẻ em được sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng hạnh phúc bên gia đình mới của mình.
Ba là, tổ chức các lớp tập huấn cách làm cha mẹ, cách nuôi dạy con cho
các bậc cha mẹ, cụ thể là các cá nhân, cặp vợ chồng xin nhận con nuôi. Bởi lẽ quyền trẻ em nói chung và quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói
riêng chủ yếu được bảo đảm hay không phụ thuộc vào nhận thức và thái độ tâm huyết đối với trẻ của mỗi người nuôi dưỡng. Do vậy, việc tổ chức tập huấn về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ngoài tình thương còn là trách nhiệm đối với con và là trách nhiệm của cả xã hội.
Bốn là, tăng cường trao đổi, đối thoại chính sách với người dân và các
cơ quan ban ngành ở địa phương về hợp tác nuôi con nuôi trong nước và quốc tế. Mục đích nhân đạo và mong muốn tìm kiếm gia đình thay thế cho những trẻ em không may mắn đã bị một số kẻ lợi dụng để trục lợi. Do đó, qua công tác đối thoại nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng để người dân hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi trước hết vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, sau là vì tình cảm, gắn kết giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Điều này nhằm ngăn chặn những hành vi của kẻ trục lợi và khuyến khích tinh thần tố giác hành vi sai trái biến tướng việc nuôi con nuôi để thu lợi cá nhân.
Năm là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về quyền trẻ em
và pháp luật nuôi con nuôi trong nước để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ. Hoạt động tuyên truyền phổ biến bảo vệ và chăm sóc trẻ em được phổ cập đồng đều trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của trẻ em thông qua sự tham gia của phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu tập huấn, hội nghị… để người dân được biết, hiểu và đảm bảo thực thi các quyền cho trẻ em. Hơn nữa, hoạt động này với mục đích xóa bỏ dần tư tưởng lạc hậu, phong kiến trong xã hội gây ảnh hưởng, thậm chí vi phạm tới quyền trẻ em.
Sáu là, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm tâm lý xã hội,
nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp giải quyết việc nuôi con nuôi từ trung ương đến cơ sở. Việc nuôi con nuôi trong nước được công nhận theo thủ tục hành chính tại UBND cơ sở. Theo Luật Nuôi con nuôi và Nghị định 19, thẩm quyền của UBND cấp xã được mở rộng và tăng lên, càng đòi hỏi năng lực của
đội ngủ cán bộ xã phải được chuẩn hóa. Cần bổ sung biên chế chuyên trách tư pháp - hộ tịch cấp xã. Đồng thời cần tổ chức các khóa đào tạo cán bộ tư pháp xã bài bản, thường xuyên và theo hệ thống. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào việc thực hiện tốt Đề án thu hút chuyên gia y tế, tâm lý xã hội trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài, hoặc cho ý kiến về các vấn đề chuyên môn trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi, nhân rộng mô hình ở các địa bàn trọng điểm.