3.2. Giải pháp tăng cƣờng bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ trẻ em là nạn nhân
Trẻ em đã được coi là một nhóm xã hội non nớt, dễ bị tổn thương nhất và được toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ. Khi có bất kỳ xung đột nào xảy ra thì trẻ em đều là những người chịu thiệt thòi đầu tiên. Vì vậy, việc đưa ra những giải pháp hỗ trợ trẻ em được nhận làm con nuôi khi là nạn nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp trong quan hệ nuôi con nuôi là điều vô cùng cần thiết.
Hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi câu kết, lợi dụng việc nuôi con nuôi để bán hoặc buôn bán bắt cóc trẻ em. Vì vậy, Công ước Lahay đã thông qua thiết lập thống nhất hợp tác giữa các nước ký kết ngăn chặn việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em dưới bất kỳ hình thức trả tiền hay bồi thường nào liên quan trực tiếp tới việc đưa ra sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi cũng như thu lời bất chính từ hoạt động liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi. Pháp luật nước ta cần nội luật hóa quy định này, và nâng cao việc giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện việc nuôi con nuôi tuân thủ theo đúng pháp luật. Nâng cao nhận thức của người dân và tinh thần tố giác những hành vi trục lợi về tài chính trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi. Đồng thời cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh những hành vi này không chỉ là vi phạm hành chính mà con là vi phạm hình sự.
cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, giữa con nuôi và con đẻ… Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho trẻ được nhận nuôi cần có thêm các quy định trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi có thể là vụ án dân sự mà không đơn thuần là việc dân sự.
Việc quy định cụ thể hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nhằm tránh được xảy ra tranh chấp không đáng có. Sau khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, cần có thêm quy định cụ thể về việc khôi phục quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con (trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận việc không đương nhiên khôi phục quyền và nghĩa vụ với nhau) để tạo điều kiện cho trẻ được nhận nuôi tiếp tục được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình.
Hủy việc nuôi con nuôi là thái độ của nhà nước về việc không công nhận việc nuôi con nuôi do có sự vi phạm một trong các điều kiện quy định việc nuôi con nuôi. Hủy việc nuôi con nuôi được xem là chế tài đối với việc vi phạm điều kiện nuôi con nuôi còn chấm dứt việc nuôi con nuôi là sự tự nguyện của các bên tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Quy định hủy việc nuôi con nuôi là việc cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng danh nghĩa nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em hoặc vì mục đích vụ lợi khác. Việc nuôi con nuôi trái pháp luật ngay tại thời điểm xin xác lập quan hệ nuôi con nuôi các bên hoặc một trong hai bên đã có dấu hiệu vi phạm một số điều kiện luật định thì cơ quan Nhà nước buộc phải gia quyết định hủy việc nuôi con nuôi trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận nuôi.
Tuy nhiên, xét trên phương diện quyền lợi của trẻ thì cần hạn chế tối đa vấn đề chấm dứt hay hủy việc nuôi con nuôi. Bởi vậy, việc thanh tra, rà soát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền là điều kiện cần để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi theo đúng mục đích, mối quan hệ cha mẹ con được xác lập là đúng và mang lại cho trẻ em được nhận nuôi một gia đình đúng nghĩa và là
Cần nghiên cứu thiết lập một hệ thống giám sát độc lập nhằm bảo vệ trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước và nước ngoài. Bởi thông tư Liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết được ban hành nhưng để thực hiện hiệu quả thông tư này thì việc thiết lập một hệ thống giám sát độc lập để bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết nên được thực hiện sớm.