3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hiến trong điều kiện xây
3.2.5. Các kiến nghị khác
Để hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam nhằm góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chúng tôi cho rằng, chỉ quan tâm đến phương diện thiết chế thôi là chưa đủ. Sở dĩ như vậy là vì việc bảo vệ hiến pháp muốn có hiệu quả thì không chỉ có hoạt động của một vài cơ quan trong bộ máy nhà nước mà cần đến sự đồng thuận của mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Do vậy, bên cạnh việc thành lập thêm Ủy ban bảo vệ hiến pháp trong Quốc hội, trao thẩm quyền bảo hiến và giải thích hiến pháp cho toà án, ban hành quy định chi tiết về sửa đổi và ban hành hiến pháp, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến hành một số giải pháp khác, đó là:
- Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân về vị trí, vai trò của hiến pháp, việc bảo vệ hiến pháp, về nghĩa vụ tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành các quy định của hiến pháp, về quyền viện dẫn hiến pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình… nhằm góp phần nâng cao tình cảm, trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong xã hội, bảo đảm Hiến pháp là thiêng liêng, là “vương miện của Nhà nước pháp quyền”.
Cho đến nay, đối với nhiều người, kể cả những nhà nghiên cứu và các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, vấn đề bảo hiến vẫn còn khá xa lạ. Nhận thức của nhiều người về vai trò của hoạt động bảo hiến còn chưa có sự thống nhất. Vấn đề bảo hiến cũng chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan có thẩm quyền. Người dân cũng chưa có ý thức “viện dẫn” đến
Hiến pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về vấn đề bảo hiến có ý nghĩa không chỉ đối với hiệu quả của hoạt động bảo hiến mà với cả việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, để hiến pháp sẽ thực sự là hiến pháp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế bảo hiến của Việt Nam, đồng thời, tổ chức tổng kết thực tiễn hoạt động bảo hiến một cách nghiêm túc, đầy đủ để có cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến của Việt Nam.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động bảo hiến trên thực tế
Thực tiễn tiến hành các cải cách trong bộ máy nhà nước cho thấy, vấn đề không phải chỉ là tạo ra một cơ quan hay trao thẩm quyền cho một cơ quan nhất định mà quan trọng hơn là tạo điều kiện cho cơ quan đó hoạt động, để cơ quan đó có thể thực hiện được các thẩm quyền được giao. Do vậy, sau khi thống nhất về định hướng hoàn thiện cơ chế bảo hiến, cần sớm ban hành những quy định cụ thể, chi tiết nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện hoạt động bảo hiến, đặc biệt là các quy định về quy trình, thủ tục tiến hành các hoạt động bảo hiến cụ thể (như quy trình Uỷ ban bảo vệ hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các dự án luật, pháp lệnh, xem xét và kiến nghị với Quốc hội về việc huỷ bỏ một văn bản pháp luật vi hiến, quy trình toà án giải quyết các khiếu kiện liên quan đến hiến pháp v.v...).
- Gắn việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến với việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta.
Theo đó, cần đề cao vai trò của các uỷ ban nói chung và Uỷ ban bảo vệ Hiến pháp trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nâng cao tính
chuyên nghiệp trong hoạt động của Uỷ ban này thông qua việc bảo đảm trình độ, năng lực của các thành viên uỷ ban cũng như bộ phận giúp việc của Uỷ ban...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp với một trong những nội dung cơ bản là bảo đảm tính độc lập của toà án trong quá trình xét xử, tổ chức tốt hệ thống toà án, nâng cao năng lực, phẩm chất của các thẩm phán..., bởi lẽ “không thể có tài phán hiến pháp tốt nếu không có một nền tư pháp phát triển, trong sạch” [29]. Mặt khác, đây là trường hợp đánh giá tính pháp lý của các đạo luật, của các quyết định về những vấn đề của những cơ quan chức năng khác nhau và về quan hệ giữa một bên là cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và một bên là công dân nên sự đánh giá đó phải bảo đảm sự khách quan, chủ thể đưa ra phán quyết không chỉ cần có tầm nhìn rộng, có sự am hiểu pháp luật mà phải có thẩm quyền cần thiết để bảo đảm hiệu lực cho các quyết định của mình.
Tiểu kết Chƣơng 3
1. Việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nước ta cần phải quán triệt một số quan điểm cơ bản là:
- Việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải phù hợp với đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
- Bảo đảm kế thừa và phát huy những mặt ưu việt trong cơ chế bảo hiến hiện hành, đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của các mô hình cơ quan bảo hiến chuyên trách đã có ở các nước, vận dụng phù hợp với bản chất và thực tiễn tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta
2. Trên cơ sở những phân tích về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm bảo hiến của một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thiện cơ chế bảo hiến theo hướng đồng bộ, hiệu quả, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy trình ban hành và sửa đổi Hiến pháp
Thứ hai, thành lập Uỷ ban bảo vệ hiến pháp để giúp Quốc hội xem xét,
quyết định về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật
Thứ ba, xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp thông qua việc trao thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hiến pháp cho toà án
Thứ tư, trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho Toà án
Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân về vị trí, vai trò của hiến pháp, việc bảo vệ hiến pháp, về nghĩa vụ tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành các quy định của hiến pháp, về quyền viện dẫn hiến pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình… nhằm góp phần nâng cao tình cảm, trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong xã hội; tiếp tục tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế bảo hiến của Việt Nam, đồng thời, tổ chức tổng kết thực tiễn hoạt động bảo hiến một cách nghiêm túc, đầy đủ để có cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến của Việt Nam; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động bảo hiến trên thực tế; gắn việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến với việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta.
KẾT LUẬN
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là con đường mới, đúng đắn và có tính quy luật cho sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Nhà nước pháp quyền với sự ngự trị của pháp luật đặt ra yêu cầu phải xác lập sự ràng buộc của các thiết chế quyền lực bởi pháp luật. Đồng thời, để bảo đảm trên thực tế chủ quyền của nhân dân, chủ quyền đó phải được ghi nhận bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, đó là hiến pháp. Bởi vậy, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Yêu cầu đó, một mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp cũng có nghĩa là đáp ứng được tinh thần của Nhà nước pháp quyền là mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải đứng dưới Hiến pháp và pháp luật.
Để bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, các quốc gia trên thế giới lựa chọn cho mình những cách thức khác nhau, trong đó, cách thức phổ biến là thành lập một thiết chế nhằm đảm trách việc xem xét và ra phán quyết về các hành vi vi phạm hiến pháp. Tuy nhiên, để xây dựng một cơ chế đủ hiệu lực và hiệu quả để tiến hành các hoạt động như vậy ở Việt Nam, chúng ta không thể áp dụng rập khuôn một mô hình bất kỳ nào mà không tính đến những nguyên tắc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước. Do vậy, để xây dựng một thiết chế bảo hiến có hiệu quả ở Việt Nam, ngoài sự nhận thức thống nhất của các cấp, các ngành, cần xây dựng
những cơ sở pháp lý đầy đủ, khả thi, không những thế, có thể phải có sự điều chỉnh nhất định về mặt cơ cấu để tháo bỏ những ràng buộc về mặt cơ chế có thể vô hiệu hoá hoạt động của các cơ quan được trao thẩm quyền bảo hiến trên thực tế. Chúng tôi thống nhất rằng, để làm được điều đó trong điều kiện bộn bề của một đất nước đang trong quá trình chuyển đổi không thể chỉ cần đến ngày một ngày hai.
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật học, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học hiện nay để hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo đảm việc tôn trọng và thực hiện các quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, do trình độ, thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu đề hoàn thiện công trình này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Tổng tập văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
3. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Sách, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học
4. Đặng Văn Chiến (chủ biên) (2005), Cơ chế bảo hiến, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy
nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới, Hà Nội.
7. Vũ Đăng Hinh (chủ biên) (2001), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Jay M.Shafritz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Lô ̣c (1996), "Sự ra đời và phát triển của hiến pháp trong lịch sử”, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật Hà
Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
11. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt 2000, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
Bài viết trong tạp chí, kỷ yếu hội thảo
12. Vũ Hồng Anh (2003), “Giám sát hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (12) (www.vpqh.gov.vn/tap-chi-an-pham/nghiencuu- lapphap).
13. Lê Cảm (2001), “Nhà nước pháp quyền – các nguyên tắc cơ bản”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (8) (www.vpqh.gov.vn/tap-chi-an- pham/nghiencuu-lapphap).
14. Ngô Huy Cương (2002), “Xét xử hình sự theo tố tụng tranh tụng – kinh nghiệm nước ngoài và định hướng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội, chuyên san Kinh tế - Luật (3), tr.27.
15. Nguyễn Đăng Dung (2001), “Pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (11) (www.vpqh.gov.vn/tap- chi-an-pham/nghiencuu-lapphap).
16. Nguyễn Sĩ Dũng (2006), “Pháp quyền hay pháp trị”, Tạp chí Tia sáng (tiasang.com.vn) (8) ngày 20 – 4 – 2006.
17. Nguyễn Minh Đoan (2002), “Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (5) (www.vpqh.gov.vn/tap-chi-an-pham/nghiencuu-lapphap).
18. Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (7), tr. 4-5.
19. Phùng Văn Hùng (2005), “Cơ chế bảo hiến - một vài kinh nghiệm của thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo về cơ chế bảo hiến do Ban công tác lập pháp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức, Thành phố Vinh, tháng 3/2005, tr. 115.
quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (9) (www.vpqh.gov.vn/tap-
chi-an-pham/nghiencuu-lapphap).
21. Nguyễn Đức Lam (2001), “Cơ quan bảo vệ Hiến pháp ở các nước”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (7) (www.vpqh.gov.vn/tap-chi-an-
pham/nghiencuu-lapphap).
22. Nguyễn Đức Lam (2003), “Cơ chế giám sát bảo hiến: Góc nhìn tham khảo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (10), tr .36-37.
23. Tào Thị Quyên (2005), “Cơ sở của chế độ giám sát tư pháp hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (10) (www.vpqh.gov.vn/tap-chi- an-pham/nghiencuu-lapphap).
24. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (4), tr. 25. Lê Tuấn Sơn, Tào Thị Quyên (2004), “Toà án Hiến pháp với việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người”, Đặc san Nghề luật (Học viện
Tư pháp) (8), tr.45.
25. Bùi Ngọc Sơn (2005), “Hậu quả phán quyết của cơ quan tài phán hiến pháp”, Kỷ yếu Hội thảo về cơ chế bảo hiến do Ban công tác lập pháp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức, Thành phố Vinh, tháng 3/2005, tr. 120.
26. Đặng Minh Tuấn (2004), “Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ”, Đặc san Nghề luật - Học viện Tư pháp (8), tr. 71.
27. Lê Minh Tâm, “Mấy vấn đề chung về bảo hiến và cơ chế bảo hiến”, Kỷ yếu Hội thảo về cơ chế bảo hiến do Ban công tác lập pháp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức, Thành phố Vinh, tháng 3/2005, tr. 75.
28. Đào Trí Úc, “Bước đầu tìm hiểu vấn đề tài phán Hiến pháp (constitutional review) ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo về cơ chế bảo
hiến do Ban công tác lập pháp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge