Mô hình toà án tối cao, toà án các cấp có chức năng bảo hiến (mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiến và vai trò của bảo hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 46)

2.1. Sự hình thành, phát triển và đặc điểm của một số mô hình bảo hiến

2.1.1. Mô hình toà án tối cao, toà án các cấp có chức năng bảo hiến (mô

(mô hình toà án)

(mô hình toà án) toà án) là mô hình giám sát tư pháp hiến pháp (judicial review) và là mô hình giám sát phi tập trung (decentralised constitutional control). Trong mô hình này, thẩm quyền giám sát hiến pháp được giao cho các toà án có thẩm quyền chung thực hiện, hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại toà án (giám sát cụ thể - concrete judicial review5

).

Mô hình toà án được xác lập lần đầu tiên ở Mỹ, do vậy, còn được gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ. Mặc dù Hiến pháp Mỹ không quy định về thẩm quyền bảo hiến của toà án, nhưng toà án tối cao đã tự xác lập thẩm quyền của mình trong việc giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật và dưới luật khi giải quyết một vụ án nổi tiếng - vụ án Marbury chống Madison năm 1803. Trước khi rời khỏi vị trí tháng 3 năm 1801, tổng thống Jonh Adam đã cố gắng bổ nhiệm những người của đảng mình vào những vị trí mới trong ngành tư pháp. Tổng thống mới, Thomas Jefferson đã rất bất bình với hành động mà ông cho là lạm dụng quyền lực. Sau khi phát hiện ra một số vị trí bổ nhiệm chưa được thực hiện, ông đã ra lệnh cho bộ trưởng ngoại giao của mình là James Madison bãi bỏ sự bổ nhiệm đó. William Marbury, một trong những người được bổ nhiệm bị bãi bỏ đã kiện yêu cầu toà án buộc James Madison tuân thủ các quyết định bổ nhiệm của tổng thống Jonh Adam vì đạo luật tư pháp năm 1789 đã trao cho toà án tối cao liên bang quyền ban hành lệnh yêu cầu quan chức chính quyền thực hiện nghĩa vụ của họ. John Marshall (1755 –

5 Giám sát cụ thể (concrete judicial review) là hoạt động giám sát gắn với một vụ việc cụ thể (thông thường là vụ kiện) mà việc giải quyết vụ việc đó đòi hỏi phải đưa ra quyết định về tính hợp hiến của văn bản được áp dụng trong trường hợp đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiến và vai trò của bảo hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)